Kỹ năng sống

Đầu tư cũng giống như chạy đường mòn: Muốn đi hết con đường, quan trọng là phân bổ sức

Thời gian vừa qua, khi thị trường chưa có nhiều tín hiệu khả quan, các nhà đầu tư rủ nhau đi “tập thể thao”, rèn luyện sức khỏe và thư giãn đầu óc sau một giai đoạn căng thẳng. Trong đó, nhiều chứng sỹ ưa thích môn thể thao chạy trail, hay còn gọi là chạy đường mòn. 

Khác với các hình thức chạy bộ truyền thống, đây là một môn thể thao khó nhằn với nhiều người, là sự kết hợp giữa chạy bộ và leo núi. Những người tham gia phải vượt qua nhiều loại địa hình khác nhau với những cung đường nhiều chướng ngại vật.Không chỉ yêu cầu một thể lực tốt, chạy trail còn đòi hỏi người chạy phải chuẩn bị kỹ càng và nắm được các kỹ thuật chạy đúng và chuẩn bị tâm lý khi có sự cố bất ngờ xảy ra. 

Trong chương trình Bí Mật Đồng Tiền số 43, anh Trần Đăng Nam - Giám đốc Dự án Môi giới cá nhân, chi nhánh Hà Nội chia sẻ rằng: “VN-Index giống lược đồ độ cao trong chạy trail, có lúc lên lúc xuống. Vấn đề không phải chạy tốt một đoạn, mà quan trọng là đi hết con đường và trải nghiệm của bản thân.”

Đầu tư cũng giống như chạy đường mòn: Muốn đi hết con đường, quan trọng là phân bổ sức - Ảnh 1.

“Chạy trail có những khoảng nghỉ khi vừa đổ đèo xong, leo dốc và xuống dốc trong thời gian dài, lúc đó mọi người sẽ gặp đường mòn thoai thoải, vừa chạy vừa dành thời gian để đầu gối nghỉ ngơi. Khi chạy, khoảng thời điểm đẹp nhất là khi chúng ta chinh phục một đỉnh núi. Nhìn cảnh núi vờn trong mây ở độ cao đó, mọi cảnh sắc đều rất đẹp. Trong đầu tư cũng vậy, đỉnh bao giờ cũng đẹp nhất”, anh chia sẻ.

Trên hành trình chạy trail, nhiều người thấy tiếc việc bỏ cuộc giữa chừng, khiến bản thân trở nên thất bại. Quyết định bỏ cuộc đã chứng minh tất cả những điều mình chuẩn bị là không tốt. Nhưng quan trọng là chấp nhận và học hỏi từ thất bại đó, chẳng hạn như phát hiện bản thân tìm hiểu chưa kỹ ở đâu, lên kế hoạch chưa đúng ở đâu, đưa ra những quyết định sai chỗ nào. 

Nhưng đôi khi, thất bại cũng đến từ ngoại cảnh, do chính con đường chạy trail quá khó, quá khắc nghiệt. Tuy vậy, khi bản thân trải qua nhiều hơn và nỗ lực hơn để hoàn thành, chúng ta sẽ nhận ra những điều mà bản thân cần phải thay đổi, phải thích nghi với hoàn cảnh. Khi chặng đường khó, chúng ta phải tìm cách chia thể lực cho phù hợp. Nếu chia không đúng, ta dễ bị quá sức và dẫn đến thất bại.

Trong đầu tư cũng vậy, nhiều người có suy nghĩ rằng, “tôi thất bại vì thị trường chứ không phải tại tôi”. Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề này, Mr. X30 Phạm Lưu Hưng - Kinh tế trưởng SSI, gọi đây là “tâm lý đổ lỗi” - một hiện tượng rất thường gặp.

Đầu tư cũng giống như chạy đường mòn: Muốn đi hết con đường, quan trọng là phân bổ sức - Ảnh 2.

“Giống như khi đi chạy, mình cần có một kế hoạch vô cùng cụ thể. Nhưng cũng có một số trường hợp rất đặc biệt, mặc dù chúng ta đã chuẩn bị rất kỹ nhưng vẫn dẫn đến thất bại. Chẳng hạn như vấn đề thời tiết trên đường chạy có những thay đổi bất thường, đây là chuyện mà mình không thể dự báo trước được. Lúc đó, mình buộc phải chấp nhận thất bại do ngoại cảnh tác động”, anh cho biết.

“Tuy vậy, phần lớn nguyên nhân thất bại vẫn xuất phát từ bản thân. Khi đã đầu tư hay đi chạy, chúng ta luôn phải chuẩn bị cho những điều khó lường như vậy. Nếu không tính toán và dự trù cho những chuyện bất ngờ xảy ra thì khả năng thất bại sẽ tăng khá cao.”

Cùng chuyên mục

Đọc thêm