Chứng khoán

Đầu tư cổ phiếu nào khi lạm phát nguy cơ tăng cao?

Trong chương trình Phố Tài chính của VTV mới đây, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Chứng khoán BIDV (BSC) đã có những chia sẻ liên quan đến chủ đề này.

Theo ông Long, các doanh nghiệp niêm yết cũng như doanh nghiệp nói chung đang chịu ảnh hưởng khi giá xăng đầu, ga hay than đá đều tăng rất mạnh.

“Dầu tăng 60% so với năm ngoái, than đá tăng gấp 2,3 lần so với mọi năm, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh tế. Vì gần như các hoạt động nào hầu như đều liên quan đến vận chuyển. Những ngành khác không liên quan trực tiếp nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng tới.

Ngoài ra, các mặt hàng phái sinh liên quan đến năng lượng, chất dẻo, hóa chất cũng tăng kém với giá xăng và giá dầu, rất ảnh hưởng tới đầu vào của các doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng sức cầu cũng bị giảm đi”, ông Long cho biết.

Việc tăng giá những loại hàng hóa gia tăng áp lực kiếm chế lạm phát của nền kinh tế. Thông thường nhắc đến hai nguyên nhân của lạm phát. Nguyên nhân thứ nhất là khi chính phủ tung ra chính sách hộ trợ nhiều quá làm cán cân mất cân bằng, giá cả hàng hóa đi lên. Cái thứ hai là chi phí đẩy gia tăng, nhiều hàng hóa phải xuất nhập khẩu.

Ở một quốc quốc gia như Mỹ, châu Âu, việc lạm phát tăng ở mức cao trong nhiều thập niên, giá cả một số hàng hóa tăng mạnh khiến chính phủ các nước phải đưa ra các giải pháp để kiềm chế. Một trong những công cụ đó là tăng lãi suất.

Góc nhìn từ Giám đốc Phân tích BSC, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất để kìm lạm phát sẽ ảnh hưởng tới thị trường mới nổi như Việt Nam, tác động tới mặt bằng lãi suất trong nước. Liên quan đến chuỗi lương thực thực phẩm, tác động đến lạm phát của Việt Nam sẽ không lớn như tại khu vực Bắc Âu hay Bắc Mỹ nên ảnh hưởng đến quá trình đầu tư không lớn.

Tuy nhiên, theo ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội, lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trên toàn cầu. Các vấn đề như tài chính, cho vay, khâu vận chuyển bị gia tăng bởi giá xăng dầu của khu vực và các nước trên thế giới, từ đó ảnh hưởng tới giá trị cung ứng trong khu vực và toàn cầu.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp, ông Trần Thăng Long cho rằng cần phải thực hiện nhanh và kịp thời chính sách hỗ trợ lãi suất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% được các ngân hàng triển khai.

 Áp lực từ giá xăng dầu kéo theo giá cả nhiều loại hàng hóa gia tăng. Ảnh: Thu Hà.

Bên trên là những phân tích liên quan đến phạm phát và tác động của nó với các doanh nghiệp Việt Nam. Câu hỏi đặt ra từ phía các nhà đầu tư là nên làm gì khi lạm phát tăng cao.

Trong phiên giao dịch hôm qua, trước những lo lắng về tình hình lạm phát tại Mỹ và toàn cầu, nhà đầu tư trong nước đã bán tháo cổ phiếu dù cho đây chưa phải là một yếu tố đáng lo ngại với vĩ mô Việt Nam.

Liên quan đến câu hỏi này, ông Long nêu quan điểm, lạm phát tăng cao chưa chắc đã không tốt cho việc đầu tư bởi nhiều công ty tận dụng cơ hội khi giá cả gia tăng nhiều, doanh nghiệp tăng trưởng được đánh giá rất tốt cho nhiều nhà đầu tư.

Tuy vậy, lạm phát gia tăng cũng là giai đoạn nhạy cảm tác động đến tài chính của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nên đánh giá chiến lược đầu tư, xem xét những cổ phiếu có tăng hay không. Một số ngành được vị chuyên gia từ BSC đánh giá sẽ hưởng lợi khi thị trường tăng giá như điện, nước, lương thực…

Còn theo ông Mạc Quốc Anh, một số ngành đáng chú ý như công nghệ phần mềm, dịch vụ du lịch, du lịch trải nghiệm khi Việt Nam có bờ biển dài 28 tỉnh thành. Ngoài ra, dệt may, da giày cũng là những ngành mũi nhọn.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm