Làm bố mẹ được coi là một trong những công việc khó nhất thế giới, tuy nhiên, khó không có nghĩa là họ không thể làm được. Và may mắn là luôn có những chuyên gia đồng hành cùng với họ, để quá trình này trở nên bớt thách thức hơn và sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.
Carlota Nelson, đạo diễn của Brain Matters (Tạm dịch Những vấn đề của bộ não) - 1 bộ phim tài liệu nổi tiếng về sự phát triển của não trẻ em đã có những chia sẻ về cách bố mẹ giúp con chuẩn bị một tương lai tốt đẹp và thành công về sau. Đây là kết quả được đúc kết từ những nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới.
Theo đó, từ việc tích cực trò chuyện cùng con cho đến việc coi việc chơi của con là một hoạt động học tập nghiêm túc, bố mẹ hoàn toàn có thể đóng vai trò tích cực với tương lai của con cái họ.
1. Khuyến khích trẻ nói chuyện và coi đó là cuộc nói chuyện thật sự
Âm thanh và cử chỉ mà những em bé sơ sinh tạo ra dường như có vẻ không nhiều nhưng đây là cách duy nhất mà trẻ có để giao tiếp với người khác. Các nhà khoa học nghiên cứu sự phát triển của trẻ em ở giai đoạn đầu đời cho rằng chúng ta nên khuyến khích trẻ sơ sinh nói chuyện và người lớn cũng nên coi đó là một cuộc đối thoại thực sự.
(Ảnh minh họa)
Do đó, bố mẹ nên đáp lại những âm thanh, hành động, dấu hiệu của con cũng như nói chuyện với con nhiều nhất có thể để khuyến khích trẻ. Số lượng từ mà con được tiếp xúc sẽ xác định lượng từ vựng mà trẻ 2 tuổi có được và khả năng đọc của trẻ những năm sau đó.
2. Đọc cho trẻ nghe để trẻ được luyện tập ngôn ngữ
Trẻ sơ sinh có thể chưa nói được hay đọc được nhưng trẻ được sinh ra là để học những điều đó. Có thể bạn không biết, nhưng thậm chí, ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ có thể phân biệt được âm thanh khác nhau của mỗi ngôn ngữ trên toàn thế giới.
(Ảnh minh họa)
Mỗi lần bố mẹ đọc to cho trẻ nghe, trẻ sẽ xây dựng được cho mình những kỹ năng về ngôn ngữ. Bố mẹ cũng đừng quên mỗi khi đọc cho trẻ nghe thì cũng chỉ cho trẻ thấy hình ảnh có trong cuốn sách và hỏi trẻ những câu hỏi về câu chuyện cũng như nhân vật có trong cuốn sách hững câu hỏi đơn giản như: "Họ đang mặc gì nhỉ?" và "Ở kia có bao nhiêu con vật nhỉ?" . Những câu hỏi này sẽ giúp ích rất lớn cho những kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Đọc sách cho trẻ không chỉ để trẻ được tiếp xúc với những từ ngữ mới mà còn tạo dựng ở trẻ tình yêu với sách và việc đọc sách. Nhớ rằng những nhà lãnh đạo đều bắt đầu từ những người yêu sách, vậy nên tại sao chúng ta không bắt đầu cho con đọc sách từ sớm nhỉ?
3. Coi những trải nghiệm hàng ngày là các cơ hội học tập
Với trẻ nhỏ, mỗi trải nghiệm trong cuộc sống đều là cơ hội để trẻ được học hỏi. Có dù đó có là thời điểm trẻ đi tắm, phân loại quần áo, nấu ăn hay làm việc vặt trong nhà đều thì đó đều là những cơ hội học tập tuyệt vời.
(Ảnh minh họa)
Hãy mô tả những gì bố mẹ đang làm để kích thích ngôn ngữ của con trẻ: Ví dụ như đếm và sắp xếp quần áo để học toán hay cho trẻ chơi với các nguyên liệu nấu ăn cũng như độ đặc loãng khác nhau giữa các loại thức ăn sẽ thúc đẩy trẻ có tư duy khoa học hoặc thể hiện những biểu cảm khác nhau trên gương mặt là một cách tuyệt vời để dạy trẻ về trí tuệ cảm xúc...
4. Coi việc vui chơi là hoạt động học tập nghiêm túc
Thực ra lúc nào cũng là lúc trẻ đang thu nạp kiến thức. Ngay cả khi trẻ đang chơi, trẻ cũng xây dựng cho mình những kỹ năng sống quan trọng. Chẳng hạn như trò chơi đóng vai cho phép trẻ trải nghiệm khi là một người khác sẽ cảm thấy nào và học cách hiểu được cảm xúc của họ. Khi trẻ chơi với người khác, trẻ học cách thỏa hiệp và đợi đến lượt của mình.
(Ảnh minh họa)
Tham gia vào các trò chơi tưởng tượng tự do, giống như tưởng tượng tàu hỏa đồ chơi có thể du hành xuyên không gian, phát huy sự sáng tạo và ngôn ngữ khi trẻ học cách diễn đạt ý tưởng bằng lời nói của mình. Khi trẻ tưởng tượng ra những thế giới mới, trẻ cũng sẽ đang học để giải quyết vấn đề và cho ra những giải pháp mới.
Những gì trông có vẻ chỉ đơn thuần là việc vui chơi lại đóng vai trò quan trọng. Do vậy, bố mẹ cần thực sự quan tâm đến hoạt động của trẻ, vì chơi là hoạt động học tập nghiêm túc. Tránh cho con sử dụng các thiết bị thông minh quá thường xuyên vì các nghiên cứu cho rằng nó làm trẻ cảm thấy mình ít quan trọng hơn.
5. Làm gương cho con
Trẻ nhỏ rất giỏi bắt chước người khác. Chúng sẽ bắt chước trong mọi việc mà bạn làm. Cho đến khi biết nói, chúng sẽ rất giỏi đoán biết sắc thái cảm xúc của bạn và bắt chước những điều đó. Bằng cách quan sát ngôn ngữ cơ thể của bạn, cách bạn đối xử với những người xung quanh hay cách bạn phản ứng với khó khăn, thách thức, con trẻ cũng sẽ có xu hướng lặp lại tương tự. Cách bạn hành động sẽ giúp tạo nên 1 phần con người của chúng, chính vì thế, nếu muốn con bạn trở thành người như thế nào thì bạn hãy sống như vậy.
Carlota Nelson là giám đốc của Brain Matters (Tạm dịch Các vấn đề của bộ não), một bộ phim tài liệu mang tính đột phá về giai đoạn phát triển đầu tiên của não trẻ em.
Trước khi bộ phim ra đời, Carlota đã dành ra 8 tháng để nghiên cứu sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ với các chuyên gia thần kinh học hàng đầu thế giới, trong đó có các nhà khoa học tới từ Đại học Harvard của Mỹ và phải mất 5 năm mới hoàn thành bộ phim. Để tìm hiểu thêm về bộ phim này, mời các bạn truy cập vào đường link www.brainmattersfilm.com.
Theo đạo diễn Carlota Nelson, bố mẹ hãy ưu tiên sự phát triển sớm của trẻ em, vì điều này sẽ đóng góp rất tích cực cho sự phát triển về sau của các em.
Sinh ra ở Tokyo, Nhật Bản, có bố là người Thụy Sĩ, mẹ là người Argentina, hiện bà Nelson đang sống ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha.
Theo UNICEF