Doanh nhân

Đại diện Việt Nam duy nhất tại APEC 2022, bà Trần Hoàng Phú Xuân kể về hành trình 12 năm “xanh hoá” sợi dệt may: 9 lần gõ cửa đầu tiên và nỗi ám ảnh “first in the world”

Mô hình Kinh tế sinh học - tuần hoàn - xanh (BCG) được xem là một chiến lược quốc gia chung nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch và hướng đến sự phát triển bền vững trên mọi phương diện. Đây cũng là Chủ đề năm 2022 của APEC: "Mở. Kết nối. Cân bằng" cùng mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).

Là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự APEC năm nay, bà Trần Hoàng Phú Xuân – CEO Faslink – khẳng định: "Nhiều ý kiến cho rằng, nếu tập trung vào mục tiêu phát triển bền vững trong kinh doanh sẽ khó có lợi nhuận, do đó, nhiệm vụ của tôi sẽ khiến cho thời trang bền vững không chỉ là mục tiêu xã hội mà là tiềm năng kinh doanh có trách nhiệm cần được khai phá".

Phát triển bền vững không còn là một khái niệm hay mục tiêu, mà đã trở thành chiến lược hành động quốc gia

Được biết, phát triển bền vững nói chung và thời trang bền vững nói riêng ở thời điểm hiện tại không còn là một khái niệm hay mục tiêu, mà đã trở thành chiến lược hành động quốc gia của các nước trên thế giới; và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. So với thời điểm bắt đầu, cách đây 12 năm, những loại vải vừa tốt cho người mặc, vừa thân thiện với môi trường còn khá mới mẻ ở thị trường Việt Nam, khái niệm thời trang bền vững gần như chưa được nhắc đến.

Hiện, thời trang bền vững ở Việt Nam vẫn còn nhiều thử thách và khá mới. Nhưng ở góc độ người tiêu dùng, đã có rất nhiều người trẻ thích trang phục cơ bản, mặc được nhiều dịp, có đầy đủ tính năng như: nhanh khô, khử mùi, dễ giặt, bền màu… Đây là xu hướng mà 5-7 năm nay ở các nước rất phát triển. Tại Việt Nam, mọi thứ cũng đang dịch chuyển rất nhanh theo hướng đó. Nguyên liệu "xanh" trong ngành dệt may Việt Nam đang trên hành trình tìm chỗ đứng riêng cho mình.

"Điều đáng mừng là những nỗ lực của Faslink hay những doanh nghiệp, cá nhân mỗi ngày trong việc phát triển bền vững đã ngày càng nhận được những tín hiệu phản hồi tích cực từ thị trường, người tiêu dùng và cả những cơ quan, doanh nghiệp. Tại Việt Nam, chủ đề của Aquafina Vietnam International Fashion Week năm 2022 là #ReFashion, các nhà thiết kế trẻ ưu tiên sử dụng các nguyên liệu vải xanh được nghiên cứu và dệt từ những sợi vải tạo ra từ bã cà phê, thân và lá sen, chai nhựa PET… Và những loại vải xanh từ Faslink đã thật sự lan toả và tiếp thêm cảm hứng sáng tạo trong thời trang cho các nhà thiết kế.

Do vậy, tôi cho rằng, giờ đây không chi là lúc doanh nghiệp hành động theo mô hình kinh tế bền vững mà còn là lúc các doanh nghiệp cần có nhiều hành động gần gũi, thiết thực với đời sống, người dùng để lan toả nhiều và mạnh hơn nữa thông điệp sống xanh, sống tích cực, thân thiện với môi trường cho hành triệu người Việt nói riêng và toàn cầu nói chung", bà nói.

Câu chuyện của Việt Nam

Đại diện Việt Nam duy nhất tại APEC 2022, bà Trần Hoàng Phú Xuân kể về hành trình 12 năm “xanh hoá” sợi dệt may: 9 lần gõ cửa đầu tiên và nỗi ám ảnh “first in the world” - Ảnh 1.

Cũng cần nhấn mạnh, đầu tư cho "xanh hóa" doanh nghiệp là cả một quá trình và tốn kém chi phí, không phải đơn vị nào cũng sẵn sàng bỏ tiền ra để đầu tư. Do đó bài toán khó hiện nay là làm thời trang bền vững không còn là xu hướng để các doanh nghiệp có thể lựa chọn làm hay không làm mà là yêu cầu bắt buộc để thích ứng với thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn con đường nào, có những thay đổi nào để bắt kịp dòng chảy này.

Trong đó, theo bà Xuân, Việt Nam hiện có lợi thế về nguồn nguyên liệu trong tự nhiên dồi dào, "rừng vàng biển bạc", nếu có thể có được công nghệ và đủ tiềm lực sản xuất các sợi vải bền. Chưa kể, ngày càng nhiều nhân tài, những người trẻ tài năng đam mê về ngành dệt may. Và doanh nghiệp Việt cũng đã nhận thức chuyển đổi kịp thời từ gia công sang FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm), ODM (tự chủ từ khâu thiết kế, sản xuất đến bán hàng).

"Đã có những nhà máy dệt sẵn sàng chuyển đổi quy trình sản xuất để làm ra những loại vải "xanh". Đây là một thông điệp tôi cho là rất quyết liệt trong bối cảnh kinh tế mở, hội nhập với chi phí giá thành hợp lý, các đơn hàng đi nước ngoài ngày càng nhiều…", bà nhận định.

Nhân lực trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành dệt may bền vững, cần được tiếp cận những công nghệ mới – Bà Trần Hoàng Phú Xuân nhận định

Ngược lại, doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều bất lợi, đơn cử (i) Việt Nam còn ảnh hưởng bởi định kiến "kiếp gia công", chưa chủ động trong khâu sản xuất và lựa chọn nguồn nguyên liệu; (ii) chưa đủ năng lực và tài lực để tạo ra những công nghệ sản xuất các nguyên liệu "xanh" hàng loạt như các nước tiên tiến.

Với những tồn đọng này, đại diện Faslink cho biết doanh nghiệp có thể cải thiện dần bằng việc tập trung vào công tác R&D, từ đó áp dụng R&D trong nhiều lĩnh vực của doanh nghiệp. Song song, mỗi đơn vị cũng cần chú trọng phát triển nhân tài, vì nhân lực trong ngành này rất quan trọng. Trong đó, nhân lực trẻ cần được tiếp cận và học hỏi những công nghệ mới, hiện đại từ các nước, phải truyền được cái lửa đam mê học hỏi và phát triển, thay đổi cục diện thị trường may mặc Việt Nam.

"Một điều quan trọng khác, việc kết nối với các nhà máy cần đa dạng và chiến lược phải sâu sắc hơn nữa. Muốn thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chắc chắn không thể "đi một mình" mà phải "đi cùng nhau". Trong 5-10 năm nữa, Faslink cũng rất hy vọng sẽ đóng góp được nhiều hơn, giúp ngành dệt may Việt Nam được thế giới công nhận và biết tới trong vai trò là một trung tâm mới về những công nghệ hiện đại, hướng đến con đường kinh tế tuần hoàn và thời trang bền vững", bà Xuân nói thêm.

9 lần gõ cửa để thuyết phục khách hàng cho bước đi đầu 12 năm về trước

Kể về câu chuyện của chính mình, 12 năm trước, Faslink là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cung cấp đồng phục may đo cho các doanh nghiệp lớn. Trong lúc tìm kiếm nguyên liệu, CEO chợt nhận ra thị trường vải vóc ở Việt Nam đã rất cũ.

"Tôi từng tới hội chợ lớn nhất toàn cầu về trưng bày các nguyên liệu ngành may mặc. Tại đó, nhiều nước từ châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc hay Thái Lan… đều có mặt và đem đến những sản phẩm rất mới nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng người Việt nào. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là ngay từ lúc đó, thế giới đã nói đến những loại vải vừa tốt cho người mặc, vừa thân thiện với môi trường. Tôi đã luôn tự hỏi: Tại sao có quá nhiều thứ hay ho như thế mà chúng ta lại không cung cấp cho thị trường?", bà nhớ lại.

Dĩ nhiên, hành trình tìm ra các loại sợi mới không khó nhưng để thương mại hóa được chúng lại không hề dễ dàng. Trong hành trình đó, Faslink đã tạo nên được rất nhiều dấu mốc mà theo tâm sự thì "có lẽ chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi cụm từ "first in the world"".

Ví dụ cách đây 12 năm, Faslink là đơn vị đầu tiên trên thế giới thương mại hóa được sơ mi bamboo và đến nay, chúng tôi đã bán hàng chục triệu bộ trang phục như vậy.

Hay 3 năm trước, Faslink cũng là công ty đầu tiên trên thế giới thương mại thành công được polo, sơ mi từ sợi café. Đến giờ, chúng tôi cung cấp khoảng gần 10 triệu chiếc cho thị trường nội địa. Hoặc như vải sợi sen, Công ty cũng là những người tiên phong trên thế giới làm ra chiếc sơ mi sen… Các ví dụ như thế rất rất nhiều.

Đại diện Việt Nam duy nhất tại APEC 2022, bà Trần Hoàng Phú Xuân kể về hành trình 12 năm “xanh hoá” sợi dệt may: 9 lần gõ cửa đầu tiên và nỗi ám ảnh “first in the world” - Ảnh 2.

Sau tất cả, kinh nghiệm của người tiên phong cho rằng: "Tôi cảm giác trong mọi chuyện, sự quyết liệt và lì lợm của mình luôn lặp đi lặp lại. Hồi xưa khi làm ra vải bamboo (vải sợi tre), chúng tôi đã phải đi vào một nhà may lớn ở Việt Nam tới 9 lần để thuyết phục khách hàng. Bạn biết không, sản phẩm chỉ có 1 nhưng 9 lần gặp họ, câu chuyện phải khác đi. Tới giờ, chuyện này vẫn được lan truyền qua các thế hệ nhân viên ở công ty tôi như một ví dụ điển hình về lòng kiên trì.

Tôi cũng hiểu, thời trang là tuyên ngôn của ai đó hoặc của cả dân tộc. Tôi thường nhìn nhận chuyện bán hàng không đơn thuần chỉ là đi buôn tấm áo mới. Khi tung ra bất cứ sản phẩm nào, chúng tôi đều quan tâm đến cảm nhận của khách hàng, làm sao để họ có cảm giác mình thuộc về sản phẩm này hoặc sản phẩm đó thuộc về họ.

Chính nhờ sự kiên trì và tấm lòng đồng cảm với người tiêu dùng như thế, trong 5 năm qua, Faslink có khá nhiều hợp đồng lớn, trị giá hàng triệu USD. Chúng tôi đã có nhiều chương trình thương mại hóa thành công hàng triệu sản phẩm và đang kỳ vọng polo/sơ mi café sẽ cán mốc doanh số 20 triệu chiếc trong năm nay".

Cùng chuyên mục

Đọc thêm