Ngày 9/9/1991, tạp chí Fortune công bố danh sách những người giàu nhất thế giới đương thời. Đứng ở vị trí cao nhất là vị vua Hồi giáo Haji Hassanal Bolkiah Mu’izzaddin Waddaulah, người đàn ông 45 tuổi sở hữu khối tài sản trị giá 31 tỷ USD nhờ trữ lượng dầu mỏ, khí đốt dồi dào trong nước và một số bất động sản đáng giá.
Nhưng với tỷ giá USD hiện tại, 31 tỷ USD sẽ tương đương với 60 tỷ USD, và con số “khiêm tốn” mới đủ để ngài Sultan cạnh tranh ở vị trí cuối trong top 20 người giàu nhất Trái Đất. Trong danh sách năm 1991, tổng số tài sản của 10 người giàu nhất chỉ vỏn vẹn là con số 151 tỷ USD.
Cuối tháng 10 vừa rồi, tài sản ròng của Elon Musk chạm ngưỡng 302 tỷ USD, trong khi đó khối tài sản của Jeff Bezos chạm mốc 198 tỷ USD. Số thông tin này chứa đựng hai cái đầu tiên: lần đầu tiên trong lịch sử, có người sở hữu số tài sản trên mức 300 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên, hai người giàu nhất thế giới có tổng tài sản tròn 500 tỷ USD.
Có hai tỷ phú thường được mang ra so sánh với Musk và Bezos, đó là Andrew Carnegie (1835-1919) và John D. Rockefeller (1839-1937).
John D. Rockefeller là người đầu tiên thuộc kỷ nguyên hiện đại sở hữu tài sản đạt ngưỡng 1 tỷ USD. Người ta tin rằng đã có lúc tổng tài sản của ông Rockefeller trị giá nhiều tỷ USD, nhưng khi ông bắt đầu chuyển tài sản cho người thân và nhiều tổ chức từ thiện khác vào năm 1917, ta khó có thể xác định được con số chính xác. Dựa vào các tài liệu còn sót lại, đồng thời tính tới các yếu tố như sức mua đương thời và lạm phát, tài sản của John D. Rockefeller có thể tương đương 330 tỷ USD với tỷ giá ngày nay.
Khoảng 30 năm trước khi khối tài sản của Rockefeller đạt đỉnh, Andrew Carnegie trở thành cá nhân giàu nhất thế giới sau khi bán công ty thép của mình cho J.P. Morgan vào năm 1901, và nhận về số tiền mặt trị giá 480 triệu USD. Khi về hưu, ông Carnegie gần như cho đi toàn bộ số tài sản của mình. Theo hầu hết các tài liệu lịch sử, tài sản của Carnegie đã đạt ngưỡng 310 tỷ USD với tỷ giá hiện tại.