Dinh dưỡng

Cụ bà 74 tuổi nguy kịch vì uống 500-700ml/rượu mỗi ngày

Trong vòng một tuần qua, Trung tâm Hồi sức tích cực – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch, điểm chung là đều có tiền sử lạm dụng rượu kéo dài dẫn tới xơ gan nặng.

Đây là tình trạng tổn thương gan mạn tính làm suy giảm toàn diện chức năng giải độc, đông máu, miễn dịch và chống viêm của cơ thể. Khi gặp thêm yếu tố như nhiễm trùng hay xuất huyết, người bệnh dễ rơi vào loạt biến chứng nguy hiểm: sốc nhiễm khuẩn, tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong.

Bệnh nhân đầu tiên là cụ bà L.T.T, 74 tuổi, trú tại Tuyên Quang. Bà có tiền sử uống rượu kéo dài hơn 10 năm với mức tiêu thụ khoảng 500–700ml/ngày. Dù được chẩn đoán xơ gan từ 10 năm trước, bà vẫn duy trì thói quen uống rượu hàng ngày.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân xơ gan do rượu. 

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân xơ gan do rượu. 

Trước nhập viện khoảng 10 ngày, bệnh nhân bắt đầu mệt mỏi, đau nhức, yếu nửa người, méo miệng – dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ não. Tại cơ sở y tế địa phương, bà được chẩn đoán viêm màng não và nhồi máu não trên nền xơ gan nặng. Sau 3 ngày điều trị không cải thiện, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng lơ mơ (Glasgow 11 điểm), phải đặt nội khí quản và thở máy.

ThS.BS Hà Việt Huy – Trung tâm Hồi sức tích cực – cho biết: “Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy đa cơ quan rõ rệt. Chụp não cho thấy vùng nhồi máu lớn kèm phù não tiến triển. Dịch não tủy có nhiều bất thường, các chỉ số viêm rất cao. Bệnh nhân cũng bị vàng da nặng, tiểu cầu giảm sâu, rối loạn đông máu nghiêm trọng. Đây là ca viêm màng não vi khuẩn phối hợp đột quỵ não, diễn tiến cực kỳ phức tạp do xơ gan mất bù và hệ miễn dịch bị hủy hoại sau nhiều năm nghiện rượu.”

Trường hợp thứ nhất là ông T.V.G, 56 tuổi, trú tại Hưng Yên, có thâm niên uống rượu hơn 20 năm với lượng gần 1 lít mỗi ngày. Ông được chẩn đoán xơ gan 7 năm trước nhưng không điều trị. Hai ngày trước nhập viện, bệnh nhân xuất hiện khó thở, tụt huyết áp, lơ mơ, phải đặt nội khí quản tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên tuyến trên trong tình trạng sốc nhiễm trùng nặng, cần dùng thuốc vận mạch liều cao.

Kết quả xét nghiệm cho thấy rối loạn đông máu nghiêm trọng, tiểu cầu rất thấp, bilan nhiễm trùng (CRP, Pro-calcitonin) đạt mức tối đa theo ngưỡng máy, kèm theo xuất huyết tiêu hóa – dấu hiệu điển hình của suy gan mất bù và tổn thương suy đa tạng toàn thân, nguy cơ tử vong rất cao.

Theo BS Huy: “Ở người xơ gan nặng do rượu, hệ miễn dịch và các cơ chế bảo vệ nội tạng gần như bị xóa sổ. Khi có nhiễm khuẩn hoặc biến chứng tiêu hóa, cơ thể không đủ khả năng chống đỡ. Tình trạng 'sốc chồng sốc' - vừa nhiễm trùng, vừa suy gan cấp, vừa do mất máu - khiến quá trình hồi sức vô cùng khó khăn.”

ThS.BS Hà Việt Huy cảnh báo: “Người từng được chẩn đoán xơ gan tuyệt đối không được uống rượu - kể cả liều nhỏ. Các dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài, phù chân, vàng da, xuất huyết dưới da, thay đổi ý thức... là tín hiệu báo động đỏ cần đến bệnh viện ngay. Xơ gan không điều trị giống như một ‘ngòi nổ sẵn có’, chỉ cần một yếu tố kích hoạt như nhiễm trùng hay xuất huyết là có thể dẫn tới biến chứng nguy kịch hoặc tử vong.”

Các tin khác

TP.HCM sắp làm 2 tuyến metro 100.000 tỉ nối với Bình Dương

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có văn bản kiến nghị UBND TP giao nhiệm vụ và bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai tuyến metro mới đi trên cao, kết nối trung tâm TP với khu vực Bình Dương (cũ).

Không chỉ phòng thủ, doanh nghiệp cần chủ động ‘gài bẫy’ hacker

Sự phát triển của AI khiến các cuộc tấn công mạng trở nên nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trước bối cảnh đó, chiến lược phòng thủ truyền thống không còn đủ sức ứng phó, doanh nghiệp cần chủ động “giăng bẫy" để đối phó hiệu quả với hacker.