Kinh doanh

Future Menus 2025: Hành trình khơi nguồn cảm hứng cho bản đồ ẩm thực Việt

Ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) tại Việt Nam cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng phát triển đáng kể, được thúc đẩy bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô thuận lợi và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng. Theo Bộ Công thương, doanh thu toàn ngành F&B dự kiến vượt 29,8 tỷ USD vào năm 2024, tăng trưởng 10,92% so với năm trước.

Các tổ chức nghiên cứu thị trường quốc tế cũng đưa ra những dự báo lạc quan. Theo IMARC, thị trường dịch vụ ăn uống Việt Nam được dự báo sẽ tăng từ 21,92 tỷ USD vào năm 2024 lên 54,27 tỷ USD vào năm 2033, với CAGR là 9,7% trong giai đoạn 2025-2033. Còn Mordor Intelligence dự kiến thị trường dịch vụ ăn uống Việt Nam sẽ đạt 41,22 tỷ USD vào năm 2030, CAGR 10,73% từ năm 2025.

Những con số trên không chỉ chứng minh sức hấp dẫn đầu tư, mà còn khẳng định tiềm năng phát triển dài hạn của ngành F&B Việt Nam.

Tuy nhiên, đi kèm với tiềm năng là những yêu cầu thay đổi ngày càng cấp bách. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan tâm đến giá cả, mà đang tìm kiếm "giá trị toàn diện": sức khỏe, tiện lợi, xuất xứ rõ ràng và trải nghiệm đáng nhớ. Theo báo cáo của Nielsen (2023), có đến 64% người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn thực phẩm lành mạnh, và 75% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm thân thiện với môi trường. Họ kỳ vọng vào những bữa ăn nhanh, dễ chế biến nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng và mang tính cá nhân hóa cao.

Trong thời đại mạng xã hội, khẩu vị và xu hướng ẩm thực có thể xoay chuyển chỉ sau một bài đăng lan truyền. Điều này buộc ngành F&B không chỉ "theo sau" xu hướng, mà còn phải chủ động tạo ra nó. Thêm vào đó là các thách thức nội tại: chi phí vận hành leo thang, chuỗi cung ứng biến động, và áp lực đổi mới liên tục.

Với thực khách hiện đại, "ngon" thôi chưa đủ. Một món ăn phải chạm đến cảm xúc, kết nối được với giá trị cá nhân, đồng thời đảm bảo an toàn và minh bạch. Trọn vẹn từ món ăn đến không gian, từ cách phục vụ đến câu chuyện đằng sau, trải nghiệm ẩm thực giờ đây mang nhiều lớp nghĩa hơn bao giờ hết.

Đó là lý do Unilever Food Solutions ra mắt Future Menus – một "bản đồ ẩm thực" mang tính dự báo và định hướng, giúp các đầu bếp, nhà hàng và thương hiệu nắm bắt tương lai khẩu vị của thế giới.

Future Menus 2025 – Giải mã khẩu vị mới, kiến tạo chuẩn mực mới

Được tổ chức bởi Unilever Food Solutions, Future Menus 2025 là một sự kiện mang tính chiến lược dành cho cộng đồng F&B Việt Nam – nơi những thách thức thị trường được "giải mã" bằng giải pháp thực tế, thiết kế riêng cho quán ăn, nhà hàng Việt trong giai đoạn chuyển mình.

Future Menus 2025: Hành trình khơi nguồn cảm hứng cho bản đồ ẩm thực Việt - Ảnh 1.

Sự kiện tập trung vào việc giúp nhà hàng tối ưu chi phí, bảo toàn chất lượng, cập nhật chuẩn mực mới về an toàn – bền vững – minh bạch, đồng thời nâng cao trải nghiệm thực khách theo hướng cá nhân hóa và truyền cảm hứng. Các công thức món ăn được giới thiệu tại sự kiện đều mang tính ứng dụng cao, có thể triển khai linh hoạt trong nhiều mô hình kinh doanh, kết hợp tinh thần ẩm thực truyền thống Việt với hơi thở hiện đại toàn cầu.

Từ nền tảng sản phẩm như sốt nền, nước dùng chuẩn hóa, gia vị chuyên biệt, đến các công thức chế biến mới – đầu bếp có thể dễ dàng sáng tạo món ăn đạt chuẩn nhà hàng, đồng thời kiểm soát chi phí và quy trình hiệu quả hơn.

Future Menus 2025 không chỉ là một sự kiện chuyên môn, mà là nơi định hình lại cách ngành F&B tiếp cận người tiêu dùng. Diễn ra vào ngày 31/7 tại Gem Center (TP.HCM), chương trình quy tụ hơn 300 khách mời, gồm các bếp trưởng hàng đầu, chủ chuỗi nhà hàng, chuyên gia thị trường và lãnh đạo ngành.

Không gian sự kiện sẽ tái hiện một "nhà hàng tương lai", nơi ba tiêu chí "đáng tiền – hợp vị – an toàn" được thể hiện sống động qua hơn 20 món ăn demo, ứng dụng nguyên liệu địa phương theo cách sáng tạo, thân thiện môi trường và hợp khẩu vị. Khách tham dự sẽ được nếm thử công thức độc quyền, trải nghiệm quy trình vận hành bếp hiện đại – minh bạch – vệ sinh, và khám phá các mô hình ứng dụng giúp nhà hàng tăng trưởng hiệu quả.

Bên cạnh đó là chuỗi workshop, phiên thảo luận và các hoạt động tương tác, nơi những người làm nghề – từ đầu bếp, chủ quán đến nhà cung ứng – cùng kết nối, chia sẻ và đồng kiến tạo tương lai của ngành F&B.

Future Menus 2025: Hành trình khơi nguồn cảm hứng cho bản đồ ẩm thực Việt - Ảnh 2.

Bà Angela Klute, Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu của Unilever Food Solutions, nhận định: "Future Menus 2025 là động lực giúp các đầu bếp và nhà hàng thích ứng với những thay đổi mang tính chuyển đổi hiện nay. Món ăn ngon chưa đủ – điều giữ chân khách hàng là sự minh bạch, sáng tạo và khả năng đáp ứng những kỳ vọng ngày càng cao từ người tiêu dùng."

Future Menus 2025 không chỉ truyền cảm hứng, mà còn trao tay những công cụ thực tiễn để ngành ẩm thực Việt thích ứng nhanh, bắt kịp xu hướng mới và khẳng định bản sắc trong một thị trường không ngừng chuyển động.

Các tin khác

TP.HCM sắp làm 2 tuyến metro 100.000 tỉ nối với Bình Dương

Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) vừa có văn bản kiến nghị UBND TP giao nhiệm vụ và bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai tuyến metro mới đi trên cao, kết nối trung tâm TP với khu vực Bình Dương (cũ).

Không chỉ phòng thủ, doanh nghiệp cần chủ động ‘gài bẫy’ hacker

Sự phát triển của AI khiến các cuộc tấn công mạng trở nên nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trước bối cảnh đó, chiến lược phòng thủ truyền thống không còn đủ sức ứng phó, doanh nghiệp cần chủ động “giăng bẫy" để đối phó hiệu quả với hacker.