Tài chính

Công nghệ đang thay đổi thị trường ngân hàng số như thế nào?

Theo Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tài chính - ngân hàng được xác định là một trong 08 lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số. Tháng 6/2022, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng, đưa ra các giải pháp khá cụ thể trong việc số hóa của ngành.

Kế hoạch này đã đặt ra các mục tiêu rất cụ thể đến năm 2025 như: 50% các nghiệp vụ ngân hàng được số hóa; 70% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số; 50% khoản vay nhỏ lẻ, vay tiêu dùng khách hàng cá nhân được số hóa, tự động; …

Trên thực tế, cuộc đua chuyển đối số ở các ngân hàng đã diễn ra trong nhiều năm gần đây. Trong đó, sự ra đời của các ngân hàng số với những công nghệ hiện đại đã thay đổi hoàn toàn bức tranh dịch vụ tài chính – ngân hàng, giúp người dùng có thể thực hiện hầu hết các nhu cầu trên kênh số. Đến hiện tại, nhiều ngân hàng như VIB, TPBank … đã ghi nhận trên 90% được giao dịch trên kênh số, tức nhanh hơn kế hoạch toàn ngành đến năm 2025.

Cách đây 5-7 năm, sự bùng nổ của công nghệ thanh toán, trên nền tảng ngân hàng điện tử Internet Banking, Mobile Banking đã giúp giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, thậm chí theo cấp số nhân qua từng năm.

Tiếp theo đó, các nhà băng tiến đến bước phát triển cao hơn khi xây dựng ngân hàng số, là hình thức số hóa mọi hoạt động và dịch vụ của ngân hàng truyền thống thông qua Internet. Có thể hình dung, ngân hàng số có phạm vi rộng và toàn diện hơn ngân hàng điện tử. Từ đây, hàng loạt công nghệ hiện đại đã được các ngân hàng áp dụng, giúp trải nghiệm của người dùng ngày một nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật hơn. Đó là eKYC giúp việc đăng ký tài khoản ngân hàng được thực hiện hoàn toàn trực tuyến, hay công nghệ thẻ chip có mức độ bảo mật thông tin cao, công nghệ điện toán đám mây, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, robot thông minh, sinh trắc học, Big data…

Theo ước tính, ngành ngân hàng bước đầu đã đầu tư hơn 15.000 tỷ đồng cho chuyển đổi số. Thành công của các ngân hàng Việt ở lĩnh vực này cũng được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao. Hãng tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey cho biết, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá có mức độ ứng dụng ngân hàng số với tốc độ nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với tỷ lệ tăng trưởng lên đến 41% chỉ trong giai đoạn từ 2015 - 2021.

Dù đã có những kết quả tích cực, ngành ngân hàng vẫn phải luôn vận động không ngừng để phát triển ngân hàng số lên tầm cao mới, khi đứng trước sự thay đổi liên tục về công nghệ, về nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bởi vậy, những ngân hàng tiên phong khi ứng dụng công nghệ mới sẽ có nhiều lợi thế trên cuộc đua trường kỳ này.

Công nghệ đang thay đổi thị trường ngân hàng số như thế nào? - Ảnh 1.

Gần đây, công nghệ AI được xem là “vũ khí” mới cho các ngân hàng trong hành trình chuyển đối số. Đáng chú ý, tại Việt Nam, công nghệ AI Voice đã bắt đầu được ứng dụng, hỗ trợ khách hàng thực hiện giao dịch trên ngân hàng số bằng giọng nói một cách dễ dàng. Trong đó, VIB là ngân hàng tiên phong ở công nghệ này khi giới thiệu phiên bản Ngân hàng số MyVIB 2.0 với tính năng giao dịch bằng giọng nói hồi giữa năm nay. Theo đó, người dùng có thể chuyển tiền, nạp tiền hay báo khóa thẻ, mở thẻ bằng câu lệnh thay vì nhập thông tin bằng phím bấm.

VIB cũng ghi dấu ấn trong việc tiên phong ở nhiều công nghệ khác trên ngân hàng số, chẳng hạn như là đi đầu trong việc tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR). Khi thực hiện các giao dịch tài chính thông thường như quản lý và thanh toán thẻ/ tài khoản, tìm kiếm ưu đãi xung quanh vị trí hiện tại, định vị và hướng dẫn vị trí chi nhánh/ATM, người dùng sẽ có góc nhìn phong phú hơn bởi quang cảnh thực được phủ lên một số vật thể ảo do smartphone tạo ra, biến các giao dịch tài chính khô cứng trở nên thú vị và độc đáo hơn.

Khi lượng giao dịch ngày một lớn và yêu cầu về bảo mật cao hơn, các ngân hàng cũng cần một nền tảng tốt hơn để đảm bảo trải nghiệm khách hàng mượt mà, hệ thống ổn định, an toàn và hiệu năng cao. Theo đó, nhiều ngân hàng đã triển khai nền tảng điện toán đám mây để tăng tốc quá trình chuyển đổi số những năm gần đây. Trong đó, VIB và Techcombank là những ngân hàng tiên phong đầu tư cho công nghệ này. Cả 2 đều lựa chọn các “ông lớn” công nghệ như Microsoft và Amazon trong năm 2021 làm đối tác cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Trong năm 2022, nhiều ngân hàng khác cũng đã gia nhập cuộc đua này mạnh mẽ hơn.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Năm 2023, thị trường bất động sản sẽ bước sang "trang mới"

PGS.TS Trần Kim Chung - nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: “Năm 2023, thị trường bất động sản sang trang mới khi nhiều Luật liên quan dự kiến được sửa đổi và thông qua như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai; trong đó, rất quan trọng là Luật Đất đai sửa đổi”.

Thách thức của thị trường bất động sản 2023

“Nhìn thẳng vào sự thật", đó là lời nhấn mạnh của PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi đánh giá về thị trường bất động sản hiện nay và dự báo kịch bản kênh đầu tư này trong năm 2023.

Công bố loạt sai phạm vụ khủng hoảng gây đứt gãy cung ứng xăng dầu

Bộ Công Thương vừa công bố kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của 11 doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam. Kết luận thanh tra cho thấy, hàng loạt sai phạm của doanh nghiệp đầu mối và các đơn vị, doanh nghiệp liên quan trong quá trình kinh doanh xăng dầu.

Luôn vượt trội – Điểm đến cho những nỗ lực và thành công không giới hạn

Cuộc sống được hun đúc từ hoài bão, ta luôn dấn bước để vượt trội hơn, mỗi bước chạy, mỗi km hoàn thành là một thành công và vươn tầm chinh phục những thành tích tốt hơn. Thành quả hôm nay, là khởi đầu... cho hành trình vượt trội xa hơn, không chỉ trong thể thao mà trong chính cuộc sống.

‘Cần phải bơm vốn cho doanh nghiệp để giảm nợ xấu’

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nhiều dự án bất động sản hiện đang mắc kẹt do doanh nghiệp thiếu tiền triển khai tiếp, ngân hàng không thể cho vay vì nợ cũ quá hạn chưa thanh toán được. Do đó, cần tiếp tục bơm vốn để giải tỏa nợ xấu.