Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về chủ đề này đã phát hiện ra rằng trong hơn 350.000 thanh thiếu niên, việc sử dụng công nghệ chỉ liên quan đến 0,4% sự khác biệt tổng thể về sức khỏe tinh thần. Trong nhiều trường hợp, dù chúng ta muốn chăng nữa cũng không thể "cách ly" hoàn toàn con mình khỏi màn hình.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bậc cha mẹ thành công nhất không dành thời gian lo lắng về việc con họ dành bao nhiêu thời gian cho các thiết bị điện tử. Thay vào đó, họ dạy 3 kỹ năng này để giúp con cái trở thành những người dùng "thông thái".
1. Dạy trẻ cách đánh giá truyền thông
Nguồn ảnh: Internet
Nghiên cứu và khám phá các ứng dụng, trò chơi và trang web với con bạn là cách tốt nhất để dạy chúng cách đánh giá truyền thông đúng đắn. Cả gia đình hãy cùng nhau đọc thỏa thuận người dùng và đánh giá, đồng thời chia sẻ mọi giá trị và mối quan tâm với nhau.
Nếu một ứng dụng hoặc trang web trông giống như một trò lừa đảo hoặc dạy những giá trị xấu, hãy thảo luận về lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy và điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định dành thời gian của bạn cho nó.
Những cuộc trò chuyện này sẽ giáo dục con bạn về việc sử dụng phương tiện truyền thông có trách nhiệm.
2. Cách vẽ ranh giới với màn hình
Nguồn ảnh: Internet
Nếu bạn cảm thấy mình có quá ít quyền kiểm soát đối với việc sử dụng thiết bị điện tử của con, hoặc bạn muốn thiết lập một số quy tắc, hãy cân nhắc về một cuộc họp gia đình để tạo ra một lộ trình về thời gian được sử dụng thiết bị điện tử của con.
Bạn có thể đưa ra các nguyên tắc tạo sự cân bằng, dạy con bạn cách sử dụng màn hình một cách tích cực và giúp tránh một số tác động không lành mạnh có thể xảy ra.
Dưới đây là một số điều phụ huynh có thể tham khảo để thảo luận cùng con như:
- Để giảm thiểu tình trạng mất ngủ: Liệu bạn có nên đặt ra giờ "giới nghiêm truyền thông", sau đó tất cả các thiết bị di động phải được tắt? (Các thiết bị nên tắt ít nhất một giờ trước khi đi ngủ).
- Để giảm thiểu những lo ngại về an toàn: Con sẽ được phép sử dụng thiết bị điện tử ở đâu? Công cụ mở khoá (vân tay, mật khẩu, nhận diện khuôn mặt…) của phụ huynh có nên được cài đặt trên thiết bị của con không?
- Để giảm thiểu tranh cãi: Con bạn có cần xin phép bạn trước khi sử dụng thiết bị điện tử không?
Cách tốt nhất để hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ là sắp xếp thời gian biểu. Trẻ từ 2 đến 5 tuổi có thể sử dụng thiết bị điện tử bao gồm xem TV, sử dụng smartphone, máy tính,... nhưng không quá 1 tiếng/ngày.
Khoảng thời gian này có thể tăng lên thành 2 tiếng/ngày đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng đừng quên bố trí thời gian giải trí của trẻ không bị ảnh hưởng tới giấc ngủ, các hoạt động tăng cường sức khỏe như ăn, tập thể dục, tập đ.,..
3. Cách khai thác mặt tích cực của thiết bị điện tử
Nguồn ảnh: Internet
Dạy con bạn rằng màn hình và công nghệ không hoàn toàn "xấu", chúng cũng có thể là công cụ để kết nối, học hỏi và phát triển.
Trong thời đại công nghê số phát triển, thiết bị điện tử mang lại rất nhiều lợi ích và trải nghiệm tối ưu cho người dùng. Đặc biệt trong thời gian xảy ra đại dịch, các trò chơi cờ vua trực tuyến hay các trò chơi rèn luyện trí tuệ online…là những cách tuyệt vời để dạy trẻ những kỹ năng hữu ích.
Tải xuống các trò chơi và ứng dụng giáo dục cho con bạn, đồng thời khuyến khích trẻ suy nghĩ xem chúng có đang sử dụng công nghệ cho mục đích tốt hay không.
Sau khi con bạn dành thời gian trên điện thoại, hãy hỏi: "Con đã học được gì?" hoặc "Con đã nói chuyện với ai? Điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của con?"
Màn hình là một công cụ và giống như bất kỳ công cụ nào, chúng có thể hữu ích hoặc có hại tùy thuộc vào cách chúng ta sử dụng. Mục tiêu của cha mẹ là giúp trẻ học cách sử dụng chúng theo hướng lành mạnh và mang tính xây dựng.
Internet là nguồn kiến thức quý giá, nguồn giải trí vô tận nếu biết khai thác đúng cách. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều thông tin độc hại, không phù hợp, khiến trẻ dễ "lạc lối". Chính vì thế, hãy là người bạn đồng hành của con trong thế giới Internet bao la ấy, hướng dần con tìm đến những thông tin bổ ích, khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo, đồng thời cho trẻ cái nhìn tích cực từ Internet.