Căng thẳng trong công việc là một hiện tượng phổ biến. Theo khảo sát về Công việc và Sức khỏe năm 2021 của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ trên 1.501 người trưởng thành ở Mỹ, đa số người lao động (khoảng 79%) trải qua cảm giác căng thẳng liên quan đến công việc hàng tháng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số công việc ít căng thẳng hơn so với những công việc khác. Mới đây, có một khảo sát đã lọc ra top 100 công việc ít căng thẳng nhất. Các tiêu chí đánh giá độ căng thẳng ở đây bao gồm việc chấp nhận những lời chỉ trích và đối phó một cách bình tĩnh với các tình huống căng thẳng cao trong công việc. Sau quá trình đánh giá và xếp hạng, có một số công việc có mức độ căng thẳng tương đối thấp nhưng lại thu về mức thu nhập tương đối hậu hĩnh.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến công việc là nhà kinh tế môi trường, với thứ hạng 52/100 trong bảng xếp hạng. Những người làm công việc này có thể nhận được mức lượng lên đến 100.000 đô (khoảng 2,4 tỷ VNĐ)/năm. Được biết, vị trí này yêu cầu thực hiện nghiên cứu về các chủ đề môi trường như sử dụng đất công và tư, ô nhiễm không khí và nước, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng... Sau đó, người thực hiện sẽ trình bày các kết quả của nghiên cứu về các chủ đề nói trên trong các bài báo hoặc bài thuyết trình để đánh giá lợi ích của các chính sách và quy định về môi trường.
Hầu hết các nhà kinh tế môi trường cần có bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ có liên quan để được tuyển dụng, cũng như một số kinh nghiệm làm việc thực tế.
Ảnh minh họa
Tại sao công việc này l ại ít căn g thẳng?
Theo Sinem Buber - nhà kinh tế hàng đầu tại ZipRecruiter , lý do công việc này ít căng thẳng hơn so với những công việc khác là bởi các nhà kinh tế môi trường không phải làm việc trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Ngoài ra, công việc này có thể làm tại môi trường chính phủ hoặc các trường đại học. Đó là những môi trường ít cạnh tranh hơn so với vị trí chuyên gia kinh tế tại các doanh nghiệp - nơi người lao động phải đáp ứng một số lợi nhuận nhất định.
Theo 81% số người tham gia khảo sát, các nhà kinh tế môi trường được làm việc một cách khá tự do. Thêm vào đó, Buber nói, khi biết rằng bạn đang làm điều gì đó tốt cho môi trường, tốt cho nhân loại, bạn sẽ có niềm đam mê để cống hiến cho công việc.
Ảnh minh họa
Nếu bạn đang cân nhắc việc trở thành một nhà kinh tế môi trường, hãy lưu ý rằng tất cả các kinh nghiệm làm việc đều là tương đối và dĩ nhiên không có công việc nào là hoàn toàn không có căng thẳng.
Vicki Salemi - một chuyên gia nghề nghiệp tại Monster cho biết: "Tôi nghĩ sẽ rất khó c ó thể tìm được một công việc không có áp lực. Và ngay cả khi bản thân công việc có mức độ căng thẳng tương đối thấp, thì môi trường độc hại vẫn có thể khiến căng thẳng của bạn tăng lên rất nhiều nếu bạn không có sự hòa hợp với sếp hoặc đồng nghiệp của mình" , cô ấy nói.
Do đó, hãy trò chuyện với những những nhà tuyển dụng để hiểu được văn hóa của công ty. Có càng nhiều thông tin càng có thể giúp bạn tránh được môi trường làm việc độc hại, bất kể vai trò của bạn là gì.
Theo make it