PGS. TS Vương Thiệu Minh là một trong những chuyên gia hàng đầu của Trung Quốc về ung thư, nhất là ung thư hạch. Ngoài công việc điều trị lâm sàng tại bệnh viện thì ông còn nghiên cứu và giảng dạy y khoa tại Đại học Trung Hoa (Trung Quốc). Ông cho biết, điều đáng lo ngại ở ung thư hạch là các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng hoặc cũng rất dễ bị nhầm lẫn, xem nhẹ. Từ đó dẫn đến phát hiện muộn và có tỷ lệ tử vong cao.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Vương chia sẻ, ông đã gặp và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư hạch. Trong đó, có một trường hợp bệnh nhân nữ cách đây 3 năm khiến ông cảm thấy nuối tiếc và xót xa đến tận bây giờ.
Được biết, cô gái này mới bước sang tuổi 30 và thậm chí còn chưa kết hôn. Cô đến bệnh viện khám với lý do sụt cân bất thường. Cụ thể, cô cho biết mình là một người có “tâm hồn ăn uống”, thích khám phá ẩm thực và không hề kén ăn. Tuy nhiên, trong vòng nửa năm trước khi đi khám cô bị sụt cân rất nhanh dù vẫn ăn uống đều đặn.
Lúc đầu, cô thậm chí còn cảm thấy vui vẻ vì không cần nhịn ăn vẫn có thể gầy đi. Nhưng càng ngày cân nặng của cô càng giảm đi mất kiểm soát, trên người cũng xuất hiện vài nốt kỳ lạ không đau cũng không ngứa. Cho rằng mình bị suy dinh dưỡng, chỉ cần ăn nhiều hơn nên cô vẫn chần chừ chưa đi khám. Cho đến khi bắt đầu nổi hạch khắp người, sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, lúc nào cũng mệt mỏi như đang ốm cô mới chịu tìm đến bệnh viện.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Vương kể lại, ấn tượng đầu tiên khi thấy bệnh nhân là cô quá gầy gò, trông như chỉ còn da bọc xương. Hai mắt cô đỏ hoe vì có vẻ cô đã nghe qua tiên lượng bệnh của mình từ Khoa khám tổng quát. Khi nhận được kết quả sinh thiết và kết luận mắc ung thư hạch (u Lympho Hodgkin) giai đoạn 4, cô òa khóc nức nở trong suốt nửa giờ đồng hồ.
Cô vừa khóc vừa nói rằng mình không muốn chết, mình vẫn còn rất nhiều dự định chưa thực hiện. Cô cũng rất hối hận vì đã chủ quan, xem nhẹ những bất thường trên cơ thể mà bỏ qua triệu chứng của ung thư hạch. Thế nhưng, khi phát hiện bệnh đã ở giai đoạn cuối, dù điều trị rất tích cực nhưng cô chỉ sống thêm được hơn 1 năm.
Các triệu chứng ung thư hạch cần chú ý
Theo Tiến sĩ Vương, ung thư hạch nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị, kiểm soát có hiệu quả. Bởi vì nguy cơ mắc bệnh có liên quan đến tuổi tác, nên hầu hết các trường hợp tử vong trong 1 đến 2 năm sau khi phát hiện bệnh đều trên 55 tuổi. Đó cũng là lý do khiến ông luôn cảm thấy xót xa mỗi khi nhắc đến ca bệnh của cô gái 30 tuổi kể trên.
Ảnh minh họa
Từ trường hợp này, ông cũng nhắc nhở mỗi chúng ta, nhất là những người trẻ tuổi đừng nên chủ quan với sức khỏe. Hãy lưu ý 10 triệu chứng của ung thư hạch sau đây:
- Nổi hạch: nổi một hoặc nhiều hạch ở cổ, nách, hay bẹn, các hạch này nổi lên, phình to nhưng không đau. Các trường hợp hạch to dễ bị nhầm với bệnh lý đường hô hấp.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, càng về giai đoạn cuối sụt cân càng nhanh.
- Sốt thường xuyên và kéo dài, nhất là chiều tối và ban đêm.
- Thiếu máu.
- Da bị ngứa, nổi ban đỏ, mụn nước hay thậm chí là lở loét.
- Ho, khó thở, thậm chí là đau lồng ngực.
- Mệt mỏi, suy giảm miễn dịch.
- Vùng bụng đau, phình ra hoặc cảm giác đầy bụng.
- Đổ mồ hôi đêm, mất cảm giác ngon miệng.
- Một số triệu chứng thần kinh khác (nếu U lympho xâm lấn hệ thần kinh trung ương).
Ảnh minh họa
Triệu chứng bệnh rất dễ bị nhầm lẫn nên cần chủ động thăm khám khi có các bất thường kể trên. Để kết luận chính xác có phải ung thư hạch hay không phải trải qua rất nhiều cuộc kiểm tra và xét nghiệm. Bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ (MRI), chọc dò dịch tủy não và đặc biệt là các sinh thiết hạch và sinh thiết tủy.
Tiến sĩ Vương cũng liệt kê ra những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến mắc bệnh ung thư hạch. Bao gồm:
- Tuổi tác: những người trên 60 tuổi có chức năng cơ thể suy giảm là nhóm dễ bị ung thư nhất.
- Giới tính: theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc phải bệnh ung thư hạch nhiều hơn so với nữ giới.
- Hệ miễn dịch suy yếu: hệ miễn dịch suy yếu do nhiều nguyên nhân như cấy ghép nội tạng. bẩm sinh hoặc nhiễm virus HIV.
- Chứng bệnh hệ thống miễn dịch: người mắc phải bệnh như viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren, lupus hay celiac có thể mắc bệnh ung thư hạch. Hoặc những người bị nhiễm các loại virus như Epstein-Barr, viêm gan C, HHV8 cũng có nguy cơ khá cao.
- Tiền sử gia đình: người bệnh có người thân đã từng bị ung thư hạch bạch huyết dễ bị ung thư.
- Nhiễm phóng xạ: thường xuyên tiếp xúc với benzen, các chất diệt côn trùng, cỏ dại.
- Béo phì.
Vì vậy, việc xây dựng lối sống khoa học và khám sức khỏe định kỳ là rất cần thiết trong ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư hạch.
Nguồn và ảnh: Topick, Aboluowang, Cancer123