Tài chính

Cổ đông Hòa Phát rưng rưng hạnh phúc ngày HPG tím trần: “Đu đỉnh” thép bao lâu phải chăng cũng sắp đến ngày “về bờ”?

Trong phiên giao dịch ngày 3/3, cổ phiếu ngành thép dậy sóng khi HPG tăng trần với khối lượng giao dịch 76,2 triệu cổ phiếu. HSG cũng có khối lượng giao dịch lên tới 21,2 triệu cổ phiếu. NKG có lượng giao dịch là 15,2 triệu cổ phiếu. Giá HPG tăng 6,8% trong phiên giao dịch, HSG cũng tăng tới 6,2%.

Hơn 76 triệu cổ phiếu giao dịch, HPG khoác áo tím, vì đâu cổ đông Hòa Phát từng đu đỉnh sắp đến ngày về bờ? - Ảnh 1.

Xu hướng tăng giá của cổ phiếu ngành thép cũng đã được các chuyên gia đưa nhận định trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa Nga và Ukraina ngày càng leo thang.

Chia sẻ tại talkshow Bí mật đồng tiền mới đây, ông Lã Giang Trung, CEO Passion Investment cho biết về ngắn hạn những ngành được hưởng lợi gồm dầu khí và hàng hóa như phân bón, thép. Đó là những mặt hàng liên quan đến Nga là nước xuất khẩu lớn mà không xuất khẩu được thì sẽ được hưởng lợi.

Báo cáo phân tích ngành thép mới nhất cho công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cũng đưa ra nhận định tương tự.

Cụ thể, VCBS nhận định chiến tranh giữa Ukrania và Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép.

Hiện Nga là nước xuất khẩu thép lớn trên thế giới, đặc biệt tại thị trường Châu Âu (chiếm 15% thị phần xuất khẩu vào EU, cùng với 2 nước có liên quan là Ukraine và Belarus thì tổng xuất khẩu thép của 3 nước này vào EU chiếm 38%). Do đó, khi thế giới bắt đầu triển khai các biện pháp trừng phạt Nga sẽ dẫn tới việc thiếu hụt mạnh nguồn cung trong khi nhu cầu thép vẫn đang hồi phục nhanh trong 2022 sau đại dịch Covid-19.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác, tiêu biểu như NKG, HSG với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.

Hơn 76 triệu cổ phiếu giao dịch, HPG khoác áo tím, vì đâu cổ đông Hòa Phát từng đu đỉnh sắp đến ngày về bờ? - Ảnh 2.

Ngoài ra việc tăng giá bán thép và giá thành sản xuất thép do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao, Nga cũng là nước xuất khẩu các mặt hàng năng lượng quan trọng trên thế giới.

Hiện nay giá dầu, giá khí và giá than đang tăng rất nhanh và gần như quay lại mức đỉnh cũ lập ra trong năm 2021, điều này khiến cho giá thành sản xuất thép tăng trở lại. Ngoài ra, nếu các lệnh trừng phạt nhằm vào hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga thì sẽ làm thiếu hụt nguồn cung cấp năng lượng cho Châu Âu. Việc giá thép quay trở lại sẽ giúp các nước có chi phí sản xuất thép thấp như Việt Nam được hưởng lợi, và giá thép tăng sẽ giúp các doanh nghiệp NKG, HSG và HPG hưởng lợi.

Hơn 76 triệu cổ phiếu giao dịch, HPG khoác áo tím, vì đâu cổ đông Hòa Phát từng đu đỉnh sắp đến ngày về bờ? - Ảnh 3.

Đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép, VCBS nhận định kết quả kinh doanh 2021 tích cực khi KQKD tăng trưởng mạnh. Ba doanh nghiệp gồm Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen được VCSB đánh giá cao.

VCBS dự đoán Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì được quy mô doanh thu và lợi nhuận sang năm 2022 dựa trên việc giá thép đang quay trở lại với nguyên nhân chính đến từ xung đột giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, một điểm cũng cần lưu ý rằng hiện EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên quota xuất khẩu cho nên tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong 2022 sẽ không còn cao như 2021.

Với Nam Kim và Hòa Phát, 2 doanh nghiệp này tận dụng được sự thiếu hụt trong nguồn cung thép tại thị trường Châu Âu để xuất khẩu.

Ngoài ra, ngành thép trong 2 tháng đầu năm đã có những chuyển biến tích cực. Giá thép từ thời điểm cuối năm 2021 đến tháng 2 đã quay trở lại ở mức cao như trước, đặc biệt là tại khu vực Châu Âu. Lượng tiêu thụ thép trong nước và xuất khẩu thép ra nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 tiếp tục duy trì tình hình khả quan. Đặc biệt tại thị trường xuất khẩu.

Hơn 76 triệu cổ phiếu giao dịch, HPG khoác áo tím, vì đâu cổ đông Hòa Phát từng đu đỉnh sắp đến ngày về bờ? - Ảnh 4.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm