Một trong những thách thức phổ biến, nghiêm trọng nhất mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống là không thể hiểu được tường tận người khác. Để hoạt động hiệu quả, con người phải có khả năng dự đoán những gì người khác sẽ làm và liệu rằng mình có nên tin tưởng họ không. Nhưng nếu bạn trao niềm tin của mình như trao kẹo, bạn có thể mất những thứ bạn trân trọng nhất. Đó là lý do tại sao bạn cần đánh giá đúng người đối diện.
Khi bạn đánh giá người đối diện, bạn học được rất nhiều về tính cách: đặc điểm, khuynh hướng, ham muốn, nỗi sợ hãi, tình cảm, điểm mạnh, điểm yếu và cả kỹ năng. Tất cả thông tin đó sẽ giúp xác định xem bạn có thể tin tưởng họ hay không, dù là trong kinh doanh hay trong tình yêu.
Với kinh nghiệm hơn 20 năm làm nhà phân tích hành vi tại FBI, tôi đã có thể thực hiện và hoàn thiện một hệ thống đáng tin cậy để dự đoán hành vi, và hệ thống này có thể dễ dàng dạy và học được. Nó hiệu quả bởi phân tích vào cốt lõi của hành vi con người và chủ yếu dựa trên một sự thật cơ bản duy nhất: Mọi người sẽ hầu như luôn hành động vì lợi ích tốt nhất của riêng họ.
Sáu dấu hiệu dự đoán hành vi này sẽ giúp bạn xác định người khác nghĩ điều gì và từ đó, bạn sẽ dự đoán được họ sẽ hành động như thế nào:
#1: Giao phó: Người này có tin rằng họ sẽ được hưởng lợi từ thành công của bạn không?
Khi mọi người thấy thành tích của bạn như một sự phản ánh tích cực về bản thân họ, họ sẽ giúp bạn theo cách họ có thể. Họ sẽ tự nguyện kết nối với bạn, bảo vệ bạn khỏi những tổn hại và tìm cách thúc đẩy lợi ích của bạn.
Tôi thích giao phó vào thành công của nhiều người nhất có thể bởi vì khi tôi tin tưởng, họ thường giúp tôi có thành công và hiệu quả của tôi tăng theo cấp số nhân.
Để tìm hiểu xem liệu ai đó có phải là đồng minh tốt của mình hay không, hãy bàn với họ về các mục tiêu, nhu cầu, mối quan tâm và niềm đam mê ngắn hạn và xem họ có phù hợp với bạn không. Nếu có, nói với họ. Người khác có thể sẽ chỉ trích bạn. Nhưng sự thôi thúc hợp tác là một nhu cầu cơ bản.
Nhưng nếu bạn cần thuyết phục ai đó làm đồng minh của mình, đừng bận tâm. Họ cần phải tự nhận thấy rằng họ sẽ được hưởng lợi gì từ bạn, và họ muốn gì.
#2. Sự bền lâu: Người này có nghĩ rằng họ sẽ có mối quan hệ lâu dài với bạn không?
Thời gian sẽ nói lên niềm tin.
Nếu mọi người nghĩ rằng họ sẽ gắn bó với bạn trong một thời gian dài, họ sẽ có động lực để xây dựng mối quan hệ cùng có lợi với bạn, và bạn sẽ có thể dự đoán những bước đi quan trọng của họ. Họ sẽ rất quan tâm đến ý kiến của bạn về họ và có nhiều khả năng tin rằng bạn có thể giúp đỡ họ. Họ sẽ cố gắng nhiều hơn để thực hiện lời hứa và hành động vì lợi ích tốt nhất của bạn.
#3. Độ tin cậy: Người này có thể làm những gì họ nói họ sẽ làm không?
Bạn không thể dự đoán một người sẽ hành động như thế nào nếu họ không có dấu hiệu đáng tin cậy, một phẩm chất bao gồm năng lực và sự cần cù. Vì khi ai đó muốn làm điều gì cho bạn, không có nghĩa là họ có khả năng làm điều đó. Và ngay cả khi họ có năng lực, không có nghĩa là họ đủ siêng năng để hoàn thành công việc.
Đánh giá sai năng lực phổ biến nhất là do thiếu nhận thức về bản thân. Đây không nhất thiết là biểu hiện của sự kiêu ngạo hoặc lừa dối. Những người hạng A thường nghĩ rằng họ có thể làm mọi thứ tốt hơn họ thực sự có thể làm, và nhiều người có xu hướng đánh giá quá cao thành tích của họ. Đây là lý do tại sao dùng chính quan sát của bạn để tự xác minh các kỹ năng và thành tích cụ thể của người đó là rất quan trọng.
#4. Hành động: Người này có thường xuyên thể hiện hành vi tích cực không?
Những gì người ta làm luôn luôn tiết lộ nhiều hơn những gì họ nói. Hành động là dấu hiệu cho thấy hành vi đáng tin cậy, có thể dự đoán được khi họ thực hiện lời hứa trước đó của mình; vì điều này cho thấy mọi người nghiêm túc trong việc thực hiện những gì họ nói họ sẽ làm. Nếu hành động của họ không khớp với những gì họ nói, thì né họ ra đi.
Nhưng những gì họ làm trong quá khứ chẳng thể nói lên tương lai của họ. Những gì họ làm hiện tại mới là cái nói lên con người quá khứ của họ. Các hành vi quan trọng nhất cho thấy tính cách tích cực là giao tiếp trung thực, không giấu diếm, nhất quán giữa lời nói và hành động, minh bạch và dấu hiệu của sự siêng năng. Ngoài ra, hãy chú ý đến cách một người truyền đạt hành động trong quá khứ hoặc hiện tại của họ.
#5. Ngôn ngữ: Người này có biết cách giao tiếp theo cách tích cực không?
Nhiều người nghĩ rằng họ có thể bảo vệ mình bằng cách đổ lỗi cho người khác, phóng đại, thao túng, sử dụng chiến thuật tranh luận hoặc lảng tránh. Phong cách giao tiếp tiêu cực của một người đang phản ánh nỗi sợ hãi của họ, nhưng thường nỗi sợ này biến thành âm thanh tức giận hoặc gây tổn thương - ngay cả khi nó thể hiện sự hài hước.
Phương pháp ngôn ngữ hiệu quả nhất để đo lường tính cách là xem xét ngôn ngữ mà một người dùng để nói về người khác (không dùng lời lẽ phán xét). Những người giao tiếp hiệu quả thường đặt rất nhiều câu hỏi, dễ hiểu, không cố gắng thao túng đối phương và hầu như luôn tìm kiếm điểm chung.
Tìm người tốt thông qua lời nói khá đơn giản: Khi bạn nghe, bạn hiểu.
#6. Sự ổn định: Người này có thể hiện sự trưởng thành về cảm xúc, sự tự nhận thức và các kỹ năng xã hội không?
Nhiều người tốt nhưng không có sự ổn định về mặt cảm xúc để làm những việc mà người khác cần họ làm, điều này có thể khiến họ không đáng tin cậy và không thể đoán trước. Sự không ổn định đó có thể xuất phát từ chấn thương trước đó, các vấn đề sức khỏe tâm thần, sử dụng chất gây nghiện, lạm dụng cảm xúc hoặc thể chất, căng thẳng hoặc kiệt sức - hoặc bất kỳ sự kết hợp nào giữa các yếu tố này và các yếu tố khác.’
Lòng trắc ẩn rất quan trọng. Mặc dù bạn không có nghĩa vụ phục vụ nhu cầu của những người mà sự bất ổn về cảm xúc làm hạn chế cơ hội của chính họ, nhưng điều cần nhớ là sự ổn định về cảm xúc luôn tồn tại. Nếu bạn đào sâu sự ổn định cảm xúc của chính mình, bạn có thể ngạc nhiên về sự ổn định của những người khác xung quanh bạn.