Doanh nghiệp

Dòng tiền quảng cáo từ các "khách sộp" như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng!

"Bình thường mới" có gì mới?

"Có ba sự thay đổi trong hành vi người dùng trong giai đoạn bình thường mới mà doanh nghiệp cần lưu ý. Thứ nhất, sức khoẻ vẫn luôn là vấn đề được quan tâm, trong đó thói quen dự trữ, lo lắng về bệnh tật giảm dần, còn mối quan tâm về vệ sinh vẫn được duy trì.

Thứ hai là người tiêu dùng đang dần thận trọng hơn về vấn đề tài chính, càng ngày càng có nhiều người cho rằng sự chuẩn bị tài chính là cần thiết, dẫn đến hành vi tiêu dùng thông minh được đề cao. Và cuối cùng là xu hướng tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp được ưa thích", chia sẻ của ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam, trong Sự kiện Digital Growth Summit (DGS) 2021.

Bình thường mới cũng đồng thời tái định vị thói quen mua sắm của người dùng. Họ mong muốn trải nghiệm mua sắm nhanh chóng, tiện lợi và an toàn. Đặc biệt mua sắm kết hợp giải trí trực tuyến sẽ là trải nghiệm cốt lõi của người tiêu dùng Việt Nam. "Doanh thu trên nền tảng phát trực tuyến Lazlive tăng gấp 8 lần, đặc biệt ghi nhận kỷ lục doanh thu là 700 triệu trong chỉ 2 giờ phát trực tuyến", ông Nguyễn Huy Hoàng lấy dẫn chứng.

Dòng tiền quảng cáo từ các khách sộp như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng! - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Huy Hoàng - Giám đốc Phát triển đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam

Ngoài ra, sau giai đoạn giãn cách, có thêm hai nhóm người tiêu dùng mới xuất hiện mà doanh nghiệp cần phải lưu ý, bao gồm nhóm "mua sắm báo thù" - đây là nhóm người cảm thấy ngột ngạt, bức bối khi bị kìm nén trong giai đoạn giãn cách và sẽ bùng nổ chi tiêu trong ngắn hạn và nhóm "mua sắm trong chánh niệm" - đây là nhóm người hình thành thói quen mua sắm có trách nhiệm hơn.

Bên cạnh đó, hành vi của người tiêu dùng cuối cũng đã thay đổi. "Từ mua sắm cho đến sức khoẻ, giáo dục đều thực hiện trên các kênh online. Kể cả những ở những vùng quê xa xôi cũng không nằm ngoài xu hướng này. Khi đại dịch đi qua, thói quen này vẫn tồn tại, do đó doanh nghiệp cần phải phát triển đa kênh để thích ứng", bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP, bổ sung.

Thương mại điện tử vẫn là xu thế tất yếu trong làn sóng chuyển đổi số hậu đại dịch

"Thương mại điện tử (TMĐT) vẫn là xu thế và là nhu cầu tất yếu đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt đẩy mạnh hơn nữa bởi làn sóng đại dịch", ông Nguyễn Huy Hoàng nhận định tiếp.

Ở một góc nhìn khác, đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy nhanh tốc số của nền kinh tế số khi quy mô thương mại điện tử tiếp tục duy trì mức tăng trưởng 29% giai đoạn từ nay đến 2025. Doanh thu của TMĐT Việt Nam dự đoán tăng gấp 4,5 lần vào năm 2026, cao nhất Đông Nam Á (theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam).

Dòng tiền quảng cáo từ các khách sộp như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng! - Ảnh 2.

TMĐT vẫn là xu thế tất yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam.

TMĐT góp phần tăng trải nghiệm và tối đa hoá lợi ích của khách hàng; tăng tốc giao nhận và tối ưu hoá chi phí vận hành, đồng thời giúp đón đầu nhu cầu trong các mùa mua sắm cao điểm. Ngoài ra, các sàn TMĐT với việc tập trung vào một lớp khách hàng mới với hai trụ cột là hệ thống logistic và công nghệ được đầu tư tối đa, giúp các doanh nghiệp, thương hiệu cũng như các nhà bán hàng có thể tăng trưởng bứt tốc.

Sàn TMĐT đã và đang trở thành trung tâm để thực hiện các hoạt động marketing (MKT). Nếu như trước đây doanh nghiệp ưu tiên bán hàng trên website, app thì ngày nay, TMĐT trở thành ưu tiên. Kể cả nhiều doanh nghiệp B2B cũng đã chuyển dịch lên TMĐT. "Đây là điều đáng mừng, bởi nó cho thấy các doanh nghiệp đã cởi mở hơn, quen thuộc hơn với việc bán hàng online", ông Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE khẳng định

"TMĐT trở thành cứu cánh của doanh nghiệp trong giai đoạn giãn cách xã hội. Hầu hết các sàn TMĐT đều công bố mức tăng trưởng từ 150%-200%. Lượng người dùng mới sử dụng TMĐT trong tương lai sẽ trở thành người dùng tích cực, người quyết định và là khách hàng tiềm năng cho sự phát triển của TMĐT nói riêng, các doanh nghiệp tham gia TMĐT nói chung trong tương lai.

Các dịp 11/11, 12/12,Giáng Sinh sắp tới hứa hẹn có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực từ thị trường", ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch VECOM cho biết thêm.

Mô hình D2C và KOC lên ngôi

Trước đây, các doanh nghiệp chủ yếu bán hàng qua các kênh phân phối hay các cửa hàng. Tuy nhiên dịch Covid-19 đã làm đứt gãy các kênh này và cùng với đó đưa mô hình D2C (Direct To Customer – Phân phối trực tiếp) lên ngôi.

"Chúng ta có thể thấy rõ sự bùng nổ mạnh mẽ của mô hình D2C thông qua việc các hãng hàng không, công ty tài chính cũng bắt đầu thông qua đại lý để mang sản phẩm đến trực tiếp người dùng. Các tập đoàn lớn như Unilever hay Samsung cũng đã bắt đầu giảm tần suất quảng cáo trên TV, thay vào đó quảng bá nhiều hơn trên các kênh online", ông Đỗ Hữu Hưng dẫn chứng.

Dòng tiền quảng cáo từ các khách sộp như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng! - Ảnh 3.

Ông Đỗ Hữu Hưng - CEO ACCESSTRADE

Cũng theo ông Hưng, D2C vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, nó cho phép các nhãn hàng quản lý được hình ảnh của mình trong mắt người tiêu dùng, giúp tiết kiệm chi phí qua khâu trung gian đồng thời tăng lợi nhuận tối đa. Mô hình này cũng đồng thời cho hỗ trợ doanh nghiệp nắm được dữ liệu người dùng để tăng doanh số, tạo ra lợi thế mạnh mẽ trong tương lai.

Bên cạnh mô hình D2C, 2020-2021 cũng là giai đoạn chứng kiến sự soán ngôi của KOC (Key Opinion Consumer – Người tiêu dùng chủ chốt) thay cho KOL trong kênh Influencer Marketing. KOC là những người có khả năng định hướng người dùng để mua hàng, là những bạn trẻ năng động, có thể livestream, review sản phẩm, sản xuất các video trên TikTok, tạo ra các nội dung sáng tạo… giúp doanh nghiệp vừa giải quyết được bài toán quảng bá thương hiệu lẫn tăng trưởng doanh số 1 cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

"Trong những ngày đôi như 10/10 vừa qua, có những bạn KOC có thể bán được hàng chục ngàn đơn, giúp các nhãn hàng, đặc biệt các nhãn hàng về thời trang, mỹ phẩm… tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng và tăng doanh số. Điều này cũng đồng thời chứng tỏ tiềm năng của KOC là vô hạn", ông Đỗ Hữu Hưng nêu cụ thể.

Đứng trên vai người khổng lồ để theo kịp đà tăng trưởng

"Cú sốc" Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến các startup cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để "hồi phục" và theo kịp đà tăng trưởng, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, doanh nghiệp nên tìm đến sự đồng hành, hỗ trợ của các "ông lớn". Đây cũng là giải pháp mà hầu hết các diễn giả đều đề cập đến trong phần trình bày của mình.

Dòng tiền quảng cáo từ các khách sộp như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng! - Ảnh 4.

Nền tảng all-in-one của ACCESSTRADE giúp giải quyết bài toán tăng trưởng doanh thu hiệu quả.

"Đối với các doanh nghiệp đang phát triển mobile app, để bắt kịp với những thay đổi của thị trường, đồng thời có một cộng đồng người dùng chất lượng, việc chọn lựa hợp tác với các công ty sở hữu hệ sinh thái sẵn có là chọn lựa khôn ngoan.

ACCESS MOBILE là điển hình về một nền tảng mà doanh nghiệp có thể "đứng lên vai" để phát triển ứng dụng di động nhanh nhất, khi nền tảng này sở hữu sẵn một hệ sinh thái gồm 74 triệu loại sản phẩm, 800 đối tác, đa dạng mã giảm giá, các chương trình hoàn tiền hấp dẫn… Tài nguyên dồi dào này khi tích hợp vào các ứng dụng sẽ tạo nên một "super app" sống động, tăng trải nghiệm người dùng", ông Dũng Bùi - Giám đốc Kinh doanh và Chiến lược ACCESSTRADE, gợi ý.

Người dùng luôn muốn những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn, thông minh hơn, thú vị hơn với rất nhiều điểm chạm mới hình thành như TikTok, Instagram Real, Short video...đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống kênh dẫn traffic để có thể xuất hiện trên mọi điểm chạm.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần có một hệ thống convert bài bản gồm website, app… để chuyển đổi hiệu quả. Thêm một thách thức nữa là lượng người dùng mới trong giai đoạn Covid-19 sụt giảm đáng kể, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải giữ thật chắc người dùng cũ bằng cách có hệ thống lưu trữ dữ liệu khách hàng.

"Các doanh nghiệp thành công như một số sàn TMĐT hay ngân hàng là nhờ xây dựng được cỗ máy tăng trưởng để đáp ứng ba đòi hỏi trên từ sự thay đổi hành vi người dùng. Khi đã có cỗ máy tăng trưởng này, người dùng mới sẽ liên tục đổ vào và được chuyển đổi thành khách hàng. Đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xây dựng được trọn vẹn ba hệ thống trên, hợp tác với một bên thứ ba là điều cần thiết", ông Đỗ Hữu Hưng khẳng định.

Đối với những doanh nghiệp đang cần sự hợp tác để phục hồi và đi nhanh hơn, vững chắc hơn sau đại dịch, ông Đỗ Hữu Hưng cũng gợi ý về một giải pháp tổng thể, giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện là ACCESSTRADE.

Dòng tiền quảng cáo từ các khách sộp như Unilever, Samsung chuyển từ kênh TV sang kênh online, thay dần KOL bằng KOC: Marketer nào chậm update sẽ sớm bị thất sủng! - Ảnh 5.

Bà Trương Lý Hoàng Phi - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp IBP

Sau sáu năm hoạt động, ACCESSTRADE đã cùng đi với nhiều doanh nghiệp là các sàn TMĐT, các công ty viễn thông, hàng không… giúp họ tăng trưởng tốt qua đại dịch nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

"Doanh nghiệp không cần tìm giải pháp Influencer MKT một chỗ, phát triển mobile app một nơi, tham gia D2C ở một đơn vị khác, ACCESSTRADE cung cấp giải pháp tổng thể, chỉ cần một điểm chạm duy nhất có thể sử dụng được mọi dịch vụ về Digital MKT", ông Hưng cho biết thêm.

Đồng tình về cơ hội to lớn của các doanh nghiệp khi "đứng trên vai người khổng lồ", bà Trương Lý Hoàng Phi cho rằng thay vì là cuộc chơi của các cá thể riêng lẻ như trước, hiện tại là cuộc chơi của đồng đội, của việc cạnh tranh bằng những hệ sinh thái.

"Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp nên nghĩ đến việc nếu mình phải chiến cuộc chiến này trong một thời gian dài thì mình muốn đi cùng ai và ai có thể giúp mình. Doanh nghiệp nên kết nối với các hệ sinh thái để mạnh hơn, đi xa hơn trong sự bất định của nền kinh tế", bà Hoàng Phi gợi mở.

Covid-19 đã giáng một đòn mạnh mẽ xuống nền kinh tế Việt Nam, khiến nhiều doanh nghiệp ngậm ngùi rời khỏi cuộc chơi, nhưng cũng là giai đoạn chứng kiến nhiều ngành hàng tăng trưởng đột phát khi có sự chuẩn bị từ sớm.

Đại dịch đồng thời là bệ phóng để doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số và là gia tốc cho một thế hệ doanh nhân mới với nhiều mô hình kinh doanh mới hình thành. Dự đoán tới năm 2025, toàn bộ ngành TMĐT Việt Nam sẽ tăng trưởng ít nhất 3 lần, và nền kinh tế số sẽ mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp có sự chuẩn bị.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm