Doanh nghiệp

Chuyên gia Uniben: "Doanh nghiệp mì muốn tiên phong phải sáng tạo"

Theo ông Thế Anh, thị trường mì ăn liền Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp cùng phân khúc. Cụ thể năm 2021, mức tiêu thụ mì ăn liền bình quân đầu người tại Việt Nam cao nhất thế giới, với 87 gói trong một năm.

"Thành công chỉ thuộc về những doanh nghiệp thấu hiểu người tiêu dùng, các sản phẩm không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn thơm ngon, mới lạ, sáng tạo", ông Thế Anh nhận định.

Suốt 30 năm hoạt động, Uniben luôn xác định rõ nhu cầu người tiêu dùng và kiên định thực hiện các chiến lược kinh doanh đã đề ra. Hiện doanh nghiệp sở hữu nhiều thương hiệu lớn như 3 Miền, Reeva. Theo báo cáo của Kantar Brand Footprint, mì ăn liền 3 Miền được chọn mua nhiều nhất khu vực nông thôn trong 5 năm liên tiếp, từ 2018 đến 2022.

Mì 3 Miền được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhờ nước cốt thơm ngon, đậm vị.

Mì 3 Miền được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhờ nước cốt thơm ngon, đậm vị.

Ông Thế Anh có hơn 12 năm kinh nghiệm ở lĩnh vực thực phẩm, giữ vai trò quan trọng trong chiến lược marketing, phát triển sản phẩm và kinh doanh của Uniben. Với kiến thức chuyên môn cùng góc nhìn nhạy bén, ông đã hoạch định đúng đắn đưa mì 3 Miền liên tục phát triển.

Suốt nhiều năm, ông Thế Anh và cộng sự không ngừng nghiên cứu, khảo sát kỹ những quốc gia phát triển có mức tiêu thụ mì ăn liền đứng đầu thế giới như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan... từ đó đưa ra các nhận định, phân tích hướng phát triển của ngành mì Việt Nam.

"Những nhận định ấy đã được khẳng định bằng kết quả 5 năm qua, tiếp diễn ở hiện tại và vẫn đúng trong nhiều năm kế đến", ông nói.

Ông Nguyễn Thế Anh -và ông Peter Christou - Tổng giám đốc Kantar Worldpanel Việt Nam - tại sự kiện 10 năm thay đổi hành vi người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Thế Anh và ông Peter Christou - Tổng giám đốc Kantar Worldpanel Việt Nam - tại sự kiện "10 năm thay đổi hành vi người tiêu dùng".

Cao cấp hóa sản phẩm (Premiumization) thông qua nâng cấp giá trị dinh dưỡng và đột phá về công nghệ là yếu tố ông Thế Anh ưu tiên hàng đầu, nhằm giữ vị thế tiên phong. Phó tổng giám đốc Uniben lý giải mì gói giờ đây không đơn thuần là sản phẩm ăn liền, thay vào đó, nhiều doanh nghiệp đang mạnh dạn thay đổi để làm mới khái niệm vốn quen thuộc với đời sống hàng ngày.

Theo đó, Uniben và thương hiệu 3 Miền đã nâng cấp gói nước cốt, đặc chế từ nguyên liệu tự nhiên như thịt tươi, xương ống và rau củ hầm trong nhiều giờ nhằm thay thế gói gia vị đơn thuần.

"Gói nước cốt cô đặc giữ trọn tinh túy, dưỡng chất, đem lại giá trị gia tăng cho món ăn. Chính việc cao cấp hóa sản phẩm đã giúp mì 3 Miền trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng trong nước", ông Thế Anh nói.

Vùng miền hóa hương vị sản phẩm (Regionalization) là yếu tố thứ hai được quan tâm. Theo ông Thế Anh, ẩm thực từng vùng có nét đặc trưng riêng và người dùng thường gắn với khẩu vị nơi họ sinh ra, lớn lên. Do đó, các doanh nghiệp muốn phát triển về chiều sâu, phải thể hiện rõ phong vị vùng miền trong từng sản phẩm.

Với nhận định trên, Uniben đã ra mắt các sản phẩm 3 Miền đa dạng khẩu vị vùng miền như tôm chua cay đặc biệt, bò hầm rau thơm hay tôm chua cay Thái. "Những hương vị quen thuộc nhưng được nâng cấp thể hiện sự thấu hiểu khẩu vị người tiêu dùng Việt của chúng tôi", ông Thế Anh nói.

Gói nước cốt được nhiều người dùng nhận xét chuẩn mốt, sáng tạo.

Gói nước cốt được nhiều người dùng nhận xét "chuẩn mốt, sáng tạo".

Yếu tố thứ ba cần chú trọng là sáng tạo hóa sản phẩm nhắm đến các nhóm người tiêu dùng khác nhau (Personalization), thể hiện qua hệ thống nhận diện bao bì đẹp và thời thượng hơn; sự cách tân từ bên trong như thay đổi cấu trúc sợi mì (dai, mướt, đàn hồi hơn); kết hợp hương vị đậm đà từ gói nước cốt từ thịt và xương hầm nhiều giờ... để phù hợp hơn với mọi nhu cầu thưởng thức.

Ông Thế Anh cho rằng sự sáng tạo hóa này đã tạo ra những sản phẩm có hương vị độc đáo, thiết kế bắt mắt, giúp người dùng không thấy nhàm chán.

(ảnh: Uniben)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm