Các cách cắt lỗ thông dụng. Ảnh: TCBS.
Về phương pháp, có hai cách cắt lỗ thông dụng.
Thứ nhất, cắt lỗ theo phần trăm là cách thông dụng và đơn giản nhất. NĐT bán ra khi cổ phiếu giảm một mức phần trăm nào đó so với giá mua, tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mỗi NĐT cũng như độ biến động của từng loại cổ phiếu. Thường đa số NĐT giới hạn mức lỗ ở 5 - 7%. Cách này có ưu điểm là dễ dàng và linh hoạt, đặc biệt trong việc tính toán và quản trị rủi ro.
Phương thức thứ hai là cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ trọng yếu. Các vùng hỗ trợ trọng yếu bao gồm các vùng đỉnh/đáy trong quá khứ, trendline, các mốc Fibonacci, các đường trung bình động (MA)… nói chung là những mức giá có lực cầu mạnh trong quá khứ. Nếu giá thủng các vùng hỗ trợ này (đặc biệt kèm khối lượng lớn), rất có thể xu hướng của cổ phiếu đã thay đổi và NĐT nên nhanh chóng đóng vị thế. Lúc này, lệnh dừng lỗ nên được đặt ngay bên dưới vùng hỗ trợ trọng yếu.
Điểm khó khăn của phương pháp này là việc đòi hỏi NĐT phải xác định được đâu là những hỗ trợ trọng yếu. Bên cạnh đó NĐT cũng sẽ chịu mức lỗ lớn hơn nếu điểm mua ban đầu cách xa so với các vùng hỗ trợ.
Theo chuyên gia TCBS, một vấn đề gây tranh cãi về cắt lỗ là đôi khi NĐT vừa "cắt" xong thì cổ phiếu lại tăng và NĐT bị đánh văng khỏi vị thế (whipsaw).
Chính điều này là một lý do khiến việc nhiều NĐT mặc dù đã xác định cho mình những ngưỡng cắt lỗ, song khi đường giá cổ phiếu chuẩn bị gặp các ngưỡng hỗ trợ trọng yếu, họ thường cho rằng cổ phiểu có thể bật tăng trở lại khi chạm các ngưỡng đó, làm họ chần chừ và tiếp tục đợi giá tăng trở lại mới bán để có được mức lợi nhuận tốt hơn (hoặc lỗ ít hơn).
Liệu giá cổ phiếu có diễn biến như NĐT mong muốn khi chạm các ngưỡng hỗ trợ?
Để trả lời cho câu hỏi trên, các chuyên gia TCBS đã thực hiện phân tích lịch sử biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian kể từ năm 2000 trở lại đây.
"Để đơn giản, đối với phương pháp cắt lỗ khi thủng các vùng hỗ trợ, chúng tôi lựa chọn vùng hỗ trợ được phần đông NĐT sử dụng đó là các đường trung bình động (Moving Average - MA), bao gồm các đường MA20, MA50, MA100, MA200, ứng với nó là các ngưỡng hỗ trợ trong ngắn hạn (MA20), trung hạn (MA50, MA100) và dài hạn (MA200). Nhằm loại bỏ các tín hiệu nhiễu.
Đặc biệt là khi cổ phiếu đi ngang tích lũy trong khoảng thời gian dài (lúc này các đường MA thường sẽ "chập" vào nhau), chúng tôi chỉ phân tích các tín hiệu khi cổ phiếu đang trong giảm giá ngắn hạn, nghĩa là giá đã nằm dưới đường MA5, và đường MA5 đã nằm dưới đường MA10", chuyên gia TCBS chia sẻ.
Theo dữ liệu thu được, có gần 16,000 lần giá cổ phiếu cắt xuống đường MA20, gần 11,000 lần giá cắt xuống đường MA50, 10,000 lần giá cắt xuống đường MA100 và 7,000 lần giá cắt xuống đường MA200 (tần suất giảm dần khi cắt xuống đường MA từ ngắn hạn đến dài hạn là hợp lý do xu hướng dài hạn của VN-Index trong 20 năm qua là tăng giá).
Đối với mỗi lần cổ phiếu giảm về các đường MA, xác suất tăng/giảm giá của cổ phiếu trong ngắn hạn và trung hạn được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Từ bảng trên, nhà đầu tư có thể ra các nhận xét như sau:
Khi giá cổ phiếu chạm các đường MA, xác suất tăng giá và giảm giá là tương đối giống nhau ở các khung thời gian. Nghĩa là nếu NĐT đợi 3 phiên giao dịch kể từ phiên có giá cắt xuống dưới đường MA, bất kể là MA ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn thì xác suất để có lợi nhuận khoảng 52% và xác suất thua lỗ khoảng 38%.
Nếu càng chờ đợi lâu, xác suất để nhà đầu tư có thể có lời càng tăng (từ 52% T+3 đến 54% T+50), song sự chênh lệch là không nhiều.
Điểm đáng lưu ý ở đây đó là xác suất thua lỗ lại càng tăng (từ 38% T+3 đến 42% T+50) khi thời gian nắm giữ tăng lên. Việc nắm giữ lâu hơn giúp tăng 2% xác suất có lời, song lại làm xác suất thua lỗ tăng 4%, cho thấy rủi ro từ việc nắm giữ cổ phiếu ở khung thời gian dài là lớn hơn lợi nhuận có thể thu về.
Đó là với xác suất tăng/giảm giá, vậy đối với tỷ suất lợi nhuận thu về chúng ta nên làm gì? Các chuyên gia TCBS đã tổng hợp lại theo đồ thị heat map phía dưới:
Đơn vị:%
Đồ thị cho thấy, nếu nhìn vào lợi nhuận bình quân cả trong ngắn hạn và trung hạn (từ T+3 đến T+50), NĐT đều thu được mức tỷ suất lợi nhuận dương, tuy nhiên, mức lợi nhuận lại rất khiêm tốn, với mức sinh lời bình quân 0.6% nếu năm giữ 3 ngày, càng nắm giữ lâu thì mức lợi nhuận càng tăng, đạt ~4% nếu nắm giữ đến 50 ngày.
Hơn nữa, nếu tính tỷ lệ sinh lời bình quân trên 1 ngày, thì càng nắm giữ lâu, mức lợi nhuận NĐT thu về càng thấp (0,2%/ngày nếu nắm giữ 3 ngày, 0,08%/ngày nếu nắm giữ 50 ngày). Điều này cho thấy sự không hiệu quả của chiến lược.
Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro tối đa khi muốn cắt lỗ?
Từ bài phân tích trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng việc không cắt lỗ cổ phiếu ngay lập tức mà "chần chừ" đợi đến khi cổ phiếu chạm các đường MA để có các mức giá cắt lỗ tốt hơn khiến NĐT đối mặt với nhiều rủi ro hơn là lợi nhuận.
Đặc biệt là khi các đường MA cách xa điểm mua ban đầu. Đôi khi, để đạt được mức lợi nhuận bình quân từ 0,6 - 4% khi chạm các đường MA, biên độ giảm giá của cổ phiếu đã vượt xa mức đó.
Do vậy, để giảm thiểu rủi ro này, chuyên gia TCBS cho rằng NĐT nên kết hợp cả hai phương pháp cắt lỗ đã nêu trên, đó là lựa chọn ra một mức cắt lỗ hợp lý tuỳ thuộc vào khẩu vị rủi ro của mình cũng như độ biến động của từng loại cổ phiếu (có thể 5 - 7% từ vùng giá mua), đồng thời xác định thêm cả các vùng hỗ trợ trọng yếu.
Trường hợp nếu giá cổ phiếu giảm vượt vùng giá cắt lỗ mà vẫn chưa đến ngưỡng hỗ trợ, NĐT nên thực hiện cắt lỗ ngay lập tức. Và nếu giá cổ phiếu giảm vượt qua các ngưỡng hỗ trợ, song chưa đến tỷ lệ % đặt ra ban đầu, NĐT cũng thực hiện luôn lệnh dừng lỗ tại ngưỡng hỗ trợ. Điều này có thể giảm tối đa nguy cơ khiến NĐT trở thành 1 NĐT dài hạn bất đắc dĩ, gánh 1 khoản lỗ to lớn và tâm lý nặng nề.
Theo giới thiệu trên TCInvest, TCBS đã đưa ra giải pháp lệnh điều kiện thông minh để giúp NĐT có thể loại bỏ việc bị chi phối bởi cảm xúc khi giá cổ phiếu giảm về các ngưỡng cắt lỗ nói trên.
Để sử dụng lệnh điều kiện, NĐT vào mục Cổ phiếu trên thanh công cụ, sau đó chọn Đặt lệnh điều kiện, khi này, 1 cửa sổ pop-up sẽ hiện lên, NĐT sẽ nhập các thông tin về lệnh điều kiện mình mong muốn. TCBS đang cung cấp 3 loại lệnh điều kiện là Lệnh điều kiện thường, Lệnh dừng và Lệnh 24/7, NĐT tiếp tục chọn Lệnh điều kiện.
Sau đó, NĐT tiếp tục thiết lập lệnh của mình theo 1 trong 2 cách sau:
Trường hợp NĐT muốn cắt lỗ theo tỷ lệ %, ví dụ như giá vốn mua cổ phiếu HPG là 45, cắt lỗ khi giá cổ phiếu giảm 7% (tương đương giá 41.85), NĐT sẽ thực hiện bán MP cổ phiếu HPG.
Trường hợp NĐT muốn cắt lỗ khi giá giảm qua những ngưỡng hỗ trợ quan trọng, như trong ví dụ này là khi giá cổ phiếu HPG cắt xuống dưới MA20 với khối lượng khớp lệnh dự kiến vượt 1.5 trung bình 5 ngày, NĐT sẽ thực hiện bán MP cổ phiếu HPG
Như vậy, NĐT có thể cân nhắc đặt đồng thời cả 2 lệnh này để nếu trường hợp nào xảy ra trước, NĐT có thể thoát ngay khỏi vị thế thua lỗ của mình, hoàn toàn không bị cảm xúc chi phối và sẽ có thời gian để đánh giá lại về cơ hội đối với cổ phiếu của mình, tránh việc trở thành NĐT dài hạn bất đắc dĩ.
Nghiên cứu thực hiện bởi chuyên gia phân tích đầu tư của Chứng khoán Kỹ Thương (Techcom Securities – TCBS).