Thuốc mê ban đầu có thể bắt nguồn từ thời cổ đại (người Babylon, Hy Lạp, Trung Quốc và Inca). Một trong những tài liệu đầu tiên ở châu Âu ghi lại vào những năm 1200, khi Theodoric of Lucca - một bác sĩ và giám mục người Ý sử dụng bọt biển ngâm thuốc phiện và mandragora (cây khoai ma) để giảm đau phẫu thuật. Cần sa và cây gai dầu Ấn Độ cũng thường được sử dụng làm thuốc giảm đau.
Tuy nhiên, cho đến giữa những năm 1800, các bác sĩ phẫu thuật không thể cấp cho bệnh nhân nhiều thuốc phiện, rượu để đối phó những với đau đớn khi phẫu thuật.
Quy trình phẫu thuật sử dụng thuốc gây mê đầu tiên
Năm 1846, một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của nhân loại – cơn đau khi phẫu thuật chính thức bị loại bỏ. Các yếu tố gây mê lúc đó bao gồm khí, mặt nạ, thuốc tiêm tĩnh mạch…, được phát hiện bởi một số bác sĩ xuất sắc trong suốt 2 thế kỷ.
Trong đó, cái tên nổi bật nhất trong số tất cả những cái tên khác khi tìm thấy thuốc gây mê, đặt nền móng cho phương pháp gây mê hiện đại đó là William TG Morton (1819-1868). Ông là một nha sĩ và bác sĩ ở Boston, Mỹ. Vào thời điểm đó đó, ông cố gắng tìm kiếm một chất tốt hơn những gì các nha sĩ đang sử dụng là nitơ oxit.
William TG Morton.
William TG Morton và bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts, John Collins Warren (1778-1856) đã làm nên lịch sử vào ngày 16/10/1846, với một ca phẫu thuật thành công đầu tiên được thực hiện bằng khí gây mê ether.
Theo đó, vào ngày 16/10/1846, William TG Morton đã sử dụng ether sulfuric để gây mê cho một người đàn ông cần phẫu thuật cắt bỏ khối u mạch máu ở cổ.
William TG Morton gọi thuốc gây mê của mình là Letheon, được đặt theo tên sông Lethe trong thần thoại Hy Lạp. Nước của con sông này được ghi nhận có thể giúp xóa bỏ những ký ức đau buồn.
Ông bắt đầu mua ether từ một nhà hóa học địa phương và cho thú cưng của mình tiếp xúc với khí ether trước tiên. Sau khi xác nhận độ an toàn của nó, ông thử nghiệm lên các bệnh nhân nha khoa của mình. Chẳng bao lâu sau, nhiều người đau nhức răng đã chi hàng nghìn đô la để tới chữa răng tại phòng khám của ông.
Ông hài lòng về thành công của mình nhưng nhanh chóng nhận ra rằng, Letheon có thể được sử dụng tốt hơn nhiều so với việc nhổ răng.
Một số ghi chép trong lịch sử viết rằng, William TG Morton hy vọng kiếm được nhiều tiền từ “khám phá” của mình. Nhưng trước đó, ông từng vấp không ít khó khăn với khí gây mê. Ông làm việc với một nha sĩ khác tên Horace Wells.
Năm 1845, chỉ một năm trước khi phẫu thuật thành công đầu tiên bằng khí ether gây mê, Morton và Wells đã thử nghiệm với nitơ oxit. Trong một cuộc biểu tình khét tiếng tại Trường Y Harvard năm 1845, 2 người đã thất bại trong việc giảm đau cho một đối tượng bị nhổ răng. Điều này khiến 2 người nhận về không ít sỉ nhục từ mọi người.
Năm 1844, William TG Morton đã nghe bài giảng của giáo sư hóa học Harvard Charles Jackson về cách dung môi hữu cơ ether sulfuric có thể khiến một người bất tỉnh hoặc thậm chí là vô cảm. Ông đã thử nghiệm và thành công, đặt nền móng cho khí ether gây mê hiện đại ngày nay.
William TG Morton đã chứng minh với thế giới rằng ether là một loại khí mà khi hít vào với liều lượng thích hợp, nó có thể gây mê toàn thân theo đường thở một cách an toàn và hiệu quả.
Những cột mốc quan trọng trong lịch sử gây mê
- 1847
Tại Scotland vào năm 1847, giáo sư sản khoa James Y. Simpson bắt đầu cho phụ nữ uống chloroform để giảm bớt cơn đau khi sinh nở. Chloroform được phát hiện vào năm 1831 bởi Samuel Guthrie ở Mỹ, Eugène Soubeiran ở Pháp và Justus von Liebig ở Đức.
- 1853 & 1857
Bác sĩ gây mê John Snow (1813-1858) sử dụng phương pháp gây mê sản khoa phổ biến cloroforming cho Nữ hoàng Victoria khi Hoàng tử Leopold (1853) và Công chúa Beatrice (1857) ra đời. Các cuốn sách của ông về Ether và Chloroform cùng các loại thuốc gây mê khác đã khai sáng cho nhiều bác sĩ.
- 1863
Giáo sư Gardner Quincy Colton (1814-1898) của Viện Cooper ở New York giới thiệu lại khí gây mê nitơ oxit.
- 1856
Bác sĩ Edmund Andrews (1824-1904) ở Chicago đề xuất sử dụng oxit nitơ trộn với oxy làm chất gây mê trong Giám định Y khoa Chicago.
- 1884
Bác sĩ Karl Koller (1857-1944) và đồng nghiệp của Sigmund Freud giới thiệu cocaine như một loại thuốc gây mê khi phẫu thuật mắt.
- 1914
Bác sĩ Dennis E. Jackson phát triển một hệ thống gây mê hấp thụ carbon dioxide (CO2), cho phép bệnh nhân hít thở lại không khí thở ra có chứa chất gây mê, dẫn đến việc sử dụng ít thuốc mê hơn và tránh lãng phí.
- 1956
Tiến sĩ Michael Johnstone ở Vương quốc Anh giới thiệu lâm sàng halothane, loại thuốc gây mê toàn thân.
- 1960
Bác sĩ Joseph Artusio, Alan van Poznak và cộng sự bắt đầu thử nghiệm trên người về thuốc mê dạng hít methoxyflurane.
- 1972
Isoflurane được giới thiệu lâm sàng như một loại thuốc gây mê qua đường hô hấp.