Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) ra thị trường quốc tế.
Đánh giá về động thái trên, các chuyên gia cho rằng, nguy cơ trước mắt về đáo hạn trái phiếu của doanh nghiệp đã tạm thời được giải quyết, tuy nhiên về lâu về dài vẫn còn rất nhiều việc phải làm để khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Giải pháp không mới, doanh nghiệp đã áp dụng
Phân tích về những điểm mới trong Nghị định 08, ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng Giám đốc Fiingroup đánh giá, một số giải pháp chất không mới, đã được nhà phát hành TPDN áp dụng và nay chỉ được hợp pháp hoá.
"Số phận" TPDN phụ thuộc nhiều vào thiện chí của hai bên
Doanh nghiệp nên tiếp tục chiết khấu, bán tài sản
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cũng khuyến nghị doanh nghiệp nên tiếp tục sẵn sàng bán tài sản với mức chiết khấu có thể lên đến 30-40%, đẩy mạnh cơ cấu lại sản phẩm, hoạt động, tiết giảm chi phí.
Trong bối cảnh thị trường khó khăn, niềm tin giảm, thanh khoản giảm và doanh nghiệp cần thêm thời gian để chuẩn bị tinh thần, năng lực, quy trình, nhân lực… thì các quy định cho phép lùi thời gian áp dụng xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành là cần thiết song chỉ là giải pháp tình thế.
Việc giảm áp lực trả nợ lượng trái phiếu đáo hạn với điểm rơi cao điểm là khoảng 120.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp bất động sản năm 2023 và 110.000 tỷ đồng năm 2024 là cần thiết song sẽ đẩy áp lực lùi về các năm tiếp theo.
Vì vậy, các bên liên quan cần sớm bắt tay chuẩn bị phát hành mới theo Nghị định 08 để có tiền trả nợ, hoàn thiện các dự án dở dang; đa dạng hóa nguồn vốn và quan tâm hơn đến quản lý rủi ro tài chính.
Cũng như, chuẩn bị hành trang cho năm tới khi các điều kiện tiêu chuẩn cao hơn (nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, thời gian phân phối trái phiếu…) bắt đầu áp dụng trở lại”, ông Lực nói.
Một giải pháp lâu dài được đưa ra trong lúc này là việc khuyến khích phát hành TPDN ra công chúng nhiều hơn thay vì tập trung vào phát hành riêng lẻ. Các cơ quan quản lý cũng phải chú trọng phát triển nhà đầu tư tổ chức, thành lập trung tâm giao dịch trái phiếu thứ cấp để tránh tình trạng thị trường đổ vỡ khi niềm tin nhà đầu tư cá nhân bị lung lay trong thời gian vừa qua.
Các cơ quan quản lý khác như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công An, Bộ Tư pháp…. cũng cần vào cuộc, đồng hành để tháo gỡ khó khăn của thị trường cũng như đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, khơi thông thị trường vốn cho doanh nghiệp.