Chứng khoán

Chứng khoán VNDirect báo lãi thấp nhất 5 quý sau vụ bị hacker tấn công

Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu hoạt động 1.458 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ năm trước.

Lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) đạt 272 tỷ đồng, giảm một nửa so với quý II năm trước.

Doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm gần 10% về 182 tỷ đồng. Diễn biến này này đến sau khi VNDirect gặp sự cố tấn công hệ thống vào cuối quý I. Tuy công ty đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích giao dịch, II/2024 vẫn là quý có doanh thu mảng môi thấp nhất trong vòng 4 quý trở lại.

Trong khi đó, chi phí hoạt động tăng gia tăng đáng kể. Cụ thể, chi phí hoạt động quý II tăng 42% lên trên 803 tỷ đồng, trong đó lỗ từ FVTPL tăng 36% lên gần 538 tỷ đồng.

Kết quả là, VNDirect báo lãi sau thuế 345 tỷ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số lợi nhuận thấp nhất 5 quý gần nhất, kể từ quý II/2023 (lãi 429 tỷ đồng) đến nay.

Kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng đầu năm của VNDirect. (Nguồn: X.N tổng hợp từ BCTC quý II).

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 2.843 tỷ đồng doanh thu hoạt động, giảm nhẹ 1% so với nửa đầu 2023. Lãi sau thuế vẫn tăng 71% so với cùng kỳ, đạt 962 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào hoạt động tự doanh hiệu quả trong quý I.

Năm 2024, VNDirect đặt mục tiêu lãi sau thuế dự kiến đi ngang ở mức 2.020 tỷ đồng. Như vậy sau nửa đầu năm, công ty đã thực hiện 48% kế hoạch.

Tại cuối tháng 6, tổng tài sản đạt 45.153 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Danh mục FVTPL vẫn chủ yếu là trái phiếu (hơn 10.770 tỷ đồng) và chứng chỉ tiền gửi (7.390 tỷ đồng).

Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết chiếm 1.284 tỷ đồng. Trong đó VPB và HSG được rót vốn nhiều nhất, với giá gốc lần lượt 458 tỷ đồng và 367 tỷ đồng. Khoản đầu tư VPB đang tạm lỗ 44 tỷ đồng (-9%), ngược lại HSG đang ước lãi 112 tỷ đồng (30%).

Trong quý II vừa qua, VNDirect đã mua thêm VPB và HSG, đồng thời bán ra cổ phiếu ACB. Công ty còn nắm hơn 1.100 tỷ đồng đầu tư vào cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chưa niêm yết, với hai mã chiếm tỷ trọng lớn là C4G và LTG.

Thuyết minh FVTPL tại cuối tháng 6. (Nguồn: BCTC quý II của VNDirect).

Đầu tư nắm giữ đến ngay đáo hạn (HTM) thu hẹp 30% sau 3 tháng, ghi nhận 5.461 tỷ đồng tại cuối tháng 6. Đây là khoản tiền gửi có kỳ hạn còn lại dưới một năm.

(Nguồn: X.N tổng hợp từ BCTC).

 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm