Sau bữa tiệc kéo dài gần 6 tháng, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong nhịp điều chỉnh sâu, mạnh nhất kể từ khi tạo đáy trung tuần tháng 11. Sau hai tuần điều chỉnh, VN-Index mất hơn 100 điểm từ vùng đỉnh 1.240 – 1.250 điểm.
Đóng cửa phiên 26/9, chỉ số đứng ở 1.137,96 điểm, giảm 8,6% so với phiên tạo đỉnh ngày 12/9. Mức giảm này đưa thị trường chứng khoán Việt Nam dẫn đầu trong nhóm thị trường giảm trong khung thời gian 1 tuần, 2 tuần trở lại đây.
Trong hai tuần, mức giảm của chứng khoán Việt Nam cao hơn một số chỉ số như Nasdaq (5,15%), S&P 500 (4,22%), Thái Lan (3,33%).
Nhìn tổng quan, nhịp điều chỉnh của chứng khoán Việt Nam không nằm ngoài diễn biến chung của thế giới. Nhưng việc xuất hiện dồn dập của những thông tin như SBV chào bán tín phiếu, ETF rút ròng, quy định về tiền gửi trong thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước, động thái cắt giảm margin của công ty chứng khoán lớn thậm chí tin đồn về lãnh đạo HOSE gây ảnh hưởng lên tâm lý của nhà đầu tư.
Theo thống kê, vốn hóa sàn HOSE giảm gần 426.000 tỷ đồng (17,5 tỷ USD) sau nhịp điều chỉnh. Phiên 25/9 thị trường chứng kiến hàng trăm cổ phiếu giảm sàn, khiến nhà đầu tư liên tưởng đến những gì đã diễn ra trong năm 2022.
Tuy nhiên, nếu thống kê từ đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn cho thấy bức tranh sáng hơn so các quốc gia trong khu vực. VN-Index thu hẹp tỷ lệ tăng còn 13% sau gần 9 tháng, trong khi Hong Kong (-11,66%), Thái Lan (-10,47%), Philippines (-4,61%), Malaysia (-3,34%).
Trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư kém tích cực trong nhịp điều chỉnh, những nhà quản lý quỹ hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam có động thái trấn an. Báo cáo mới nhất, Dragon Capital khuyến nghị nhà đầu tư Còn theo ông Petri Deryng, nhà quản lỹ quỹ Pyn Elite Fund (Phần Lan) đưa ra mốc mục tiêu 2.500 điểm của VN-Index.
Trong hai phiên gần đây, thị trường cũng cho tín hiệu tích cực khi khối ngoại và bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đẩy mạnh mua ròng khi nhà đầu tư cá nhân trong nước hoảng loạn bán ròng hàng nghìn tỷ đồng mỗi phiên.