Doanh nghiệp

Chưa đi hết 3/4 chặng đường, nhiều doanh nghiệp xin điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm

Chưa đi hết 3/4 chặng đường của năm 2024, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh lại các chỉ tiêu kinh doanh. Trong khi nhóm vận tải biển nâng kế hoạch, còn nhóm nhựa lại đi giật lùi.

Doanh nghiệp vận tải biển 

Mới đây, HĐQT CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải (Mã: HAH) đã phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2024. 

Cụ thể, tổng doanh thu tăng gần 19% so với kế hoạch cũ, từ 3.326 tỷ đồng lên 3.957 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ (lãi ròng) tăng hơn 55% so với mục tiêu ban đầu, từ 290 tỷ đồng lên 450 tỷ đồng. Tuy nhiên, Xếp dỡ Hải An không đưa ra lý do điều chỉnh kế hoạch này.

 Nguồn: Xếp dỡ Hải An.

Bên cạnh đó, công ty còn thông qua việc đầu tư mua tàu container đã qua sử dụng, loại Panamax (3.500-5.000 TEU) để chuẩn bị cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo kế hoạch ban đầu được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua hồi tháng 4, Xếp dỡ Hải An dự kiến nhận 2 tàu đóng mới loại 1.800 TEU (Bangkok Mark IV) trong năm nay.

Trên thực tế, công ty đã tiếp nhận tàu Anbien Sky vào tháng 5 và Haian Opus vào tháng 7. Trước đó, Xếp dỡ Hải An cũng nhận 2 tàu khác là Haian Alfa vào tháng 12/2023, Haian Beta vào tháng 3 năm nay.

Theo Chứng khoán Mirae Asset, việc nhận thêm 4 mới từ cuối năm 2023 đến nay đã giúp tổng trọng tải của công ty nâng thêm 44%, tương ứng tăng thêm hơn 7.000 TEU từ mức 16.000 TEU vào cuối năm 2022.

Trong tài liệu gửi cổ đông tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024, CTCP Vận tải biển Hải Âu (Mã: SSG) đề xuất điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm nay.

Cụ thể, công ty muốn nâng doanh thu gấp 3 lần so với mục tiêu ban đầu, từ hơn 30,2 tỷ đồng lên hơn 98 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh gấp 9,5 lần kế hoạch cũ, từ 5,2 tỷ đồng lên 49,5 tỷ đồng.

Theo Vận tải Hải Âu, kế hoạch này được xây dựng trên kịch bản là giá thanh lý tàu Sea Dream đạt gần 74 tỷ đồng. Công ty cho biết sau gần 18 năm khai thác, tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già, tình trạng kỹ thuật thường xuyên có những dấu hiệu không ổn định.

Tuy nhiên, tại biên bản họp ĐHĐCĐ vào ngày 18/9 của Vận tải biển Hải Âu lại không đề cập đến phương án điều chỉnh mục tiêu kinh doanh mà chỉ thông qua việc bán tàu.

 Nguồn: Vận tải biển Hải Âu.

Nhóm An Phát Holdings

Ngày 5/9, CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (Mã: APH) và CTCP Nhựa An Phát Xanh (Mã: AAA) đều có nghị quyết HĐQT thông qua điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Đối với An Phát Holdings, công ty điều chỉnh doanh thu hợp nhất từ 14.000 tỷ đồng xuống 13.000 tỷ đồng, tương ứng giảm 7% so với mục tiêu ban đầu. Lợi nhuận sau thuế từ 314 tỷ đồng điều chỉnh xuống 281 tỷ đồng, giảm 11% so với kế hoạch cũ.

Nhựa An Phát Xanh điều chỉnh doanh thu hợp nhất từ 12.000 tỷ đồng xuống 11.000 tỷ đồng, giảm 8%. Lãi sau thuế từ 377 tỷ đồng điều chỉnh xuống 314 tỷ đồng, giảm 17% so với kế hoạch cũ.

 Kế hoạch kinh doanh điều chỉnh của An Phát Holdings (phía trên) và Nhựa An Phát Xanh (phía dưới).

An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh hai doanh nghiệp đều có lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc trong 6 tháng đầu năm nay.

Cụ thể, An Phát Holdings ghi nhận lãi sau thuế hơn 271 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ. Nhựa An Phát có lợi nhuận sau thuế gần 282 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ.

Với kế hoạch kinh doanh điều chỉnh, sau 6 tháng, An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm