Xã hội

Chủ tịch Hà Nội: Đừng đá trách nhiệm cho cấp trên, phải dũng cảm vì lợi ích chung

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng các đại biểu Quốc hội thành phố (đơn vị bầu cử số 10) chiều 16-11 đã tiếp xúc cử tri huyện Mê linh và huyện Sóc Sơn.

Chủ tịch Hà Nội: Đừng đá trách nhiệm cho cấp trên, phải dũng cảm vì lợi ích chung - Ảnh 1.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri đã đề cập nhiều nội dung, vấn đề dân sinh như: xem xét các dự án và công tác kiểm tra, rà soát, xử lý dứt điểm các dự án chậm triển khai; giải pháp tháo gỡ vướng mắc về giao đất dịch vụ ở Mê Linh; vấn đề về quỹ đất tái định cư liên quan đến công tác giải phóng, chính sách hỗ trợ, đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4; tháo gỡ vướng mắc cho nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp vùng đất bãi ven sông Hồng; đường dân sinh qua đường sắt, việc đầu tư mở rộng quốc lộ 3 tại huyện Sóc Sơn... Về việc các dự án chậm triển khai, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh cho biết vấn đề này không chỉ Thành ủy, HĐND TP Hà Nội quan tâm mà vừa qua, đoàn giám sát của Quốc hội cũng đã chỉ ra Hà Nội chiếm khối lượng dự án đáng kể. Sáng 16-11, UBND TP đã họp, cho ý kiến liên quan vấn đề này. Tinh thần chung là UBND TP sẽ làm quyết liệt, có bài bản, trách nhiệm, trong đó sẽ phân loại dự án giao đầu mối cho các sở, ngành.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết sau 8 tháng đã thu hồi 25 dự án chậm triển khai với diện tích đất khoảng 500 ha (khoảng 8 đến 9% tổng số đất của khoảng 400 dự án với diện tích 6.000 ha). Việc thu hồi 25 dự án là bước đầu rất quan trọng. Thành phố cũng đã đề ra quyết tâm rất lớn trong việc xử lý dự án chậm triển khai và sẽ chia "sang cả 2 phía". Một là Hà Nội quyết tâm ủng nhà đầu tư nếu do điều kiện khách quan mà bị chậm. Thành phố sẽ quyết tâm ủng hộ để dự án tiếp tục quay trở lại hoạt động, tiếp tục triển khai, đây là trách nhiệm của thành phố.

Hai là sẽ quyết tâm thu hồi dự án "lằng nhằng", chủ đầu tư không mặn mà hoặc dự án mà nhà đầu tư có ý "đánh dấu để đấy". Chúng ta phải quyết tâm thu hồi thậm chí đối mặt, chấp nhận bị kiện cáo ra tòa. Nếu thực sự không làm thì chúng ta thu hồi, không có chuyện chúng ta nhân nhượng mãi được.

Đề cập đến số lượng dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh lưu ý địa phương cần rà soát, đánh giá kế hoạch đầu tư. Dự án nào thuộc diện đáng quyết tâm hỗ trợ là hỗ trợ, đáng quyết tâm thu hồi thì bày tỏ quan điểm chứ "đừng đá bóng lòng vòng, đá trách nhiệm cho cấp trên là không được". "Các địa phương là sát nhất nên phải rà soát, phải dũng cảm lên vì lợi ích chung. Thậm chí tôi đang đề nghị thành lập 1 hội đồng, hội đồng này không lệ thuộc điều gì cả, dũng cảm ký thu hồi, dũng cảm ký ủng hộ" - ông Trần Sỹ Thanh nêu.

Liên quan đến việc chậm triển khai Dự án Quang Minh 2, người đứng đầu chính quyền TP Hà Nội cho rằng cần quyết tâm báo cáo Thủ tướng Chính phủ thu hồi, không nên để tiếp tục như hiện tại. Sau khi thu hồi, cơ quan chuyên môn sẽ lựa chọn nhà đầu tư khác thông qua hình thức đấu thầu để phát triển công nghiệp.

Riêng đối với Khu công nghiệp Quang Minh 1, Chủ tịch UBND TP Trần Sỹ Thanh đề nghị phải quyết tâm chỉnh trang lại từ kiến trúc, hạ tầng. "Mình phải thẳng thắn thừa nhận với cử tri của huyện chứ chúng ta cứ nói cho qua là không được". So sánh thì chắc chắn không bằng nhiều khu công nghiệp khác được.

Về một số kiến nghị khác của cử tri, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các sở, ngành phải phối hợp với chính quyền huyện Mê Linh, cùng tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, giải quyết thấu đáo các nội dung kiến nghị của cử tri.

Chủ tịch UBND TP cũng khẳng định các ý kiến của cử tri sẽ được các đại biểu, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội tiếp thu đầy đủ để tổng hợp, phản ánh tới Quốc hội, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng giải quyết.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Sửa Luật Đất đai: Phải ngăn ngừa được tình trạng lợi dụng danh nghĩa "TOÀN DÂN" để phục vụ cho "nhóm lợi ích"

- Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần đề cập rõ hơn về khái niệm: "Toàn dân sở hữu về đất đai dưới sự quản lý của Nhà nước là đại diện". Bởi nếu không quy định rõ thì sẽ bị lợi dụng danh nghĩa là "Toàn dân" để phục vụ quyền lợi cho một "nhóm lợi ích' nào đó.

Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Samsung tiếp tục dẫn đầu, Thế giới Di động tụt hạng

Phần lớn các thương hiệu đều là thương hiệu địa phương Việt Nam, một lần nữa thống trị Bảng xếp hạng, nắm giữ 7 trong số 10 vị trí hàng đầu, công ty toàn cầu cung cấp dữ liệu người tiêu dùng YouGov cho biết. Tính riêng Top 5, Việt Nam có 2 đại diện là hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines xếp hạng hai và siêu ứng dụng MoMo xếp hạng 5.