Doanh nghiệp

Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Samsung tiếp tục dẫn đầu, Thế giới Di động tụt hạng

YouGov vừa công bố Bảng xếp hạng Thương Hiệu tốt nhất năm 2022 dựa trên khảo sát toàn quốc về người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc Samsung một lần nữa được vinh danh là ‘Thương hiệu tốt nhất’ tại Việt Nam.

Bảng xếp hạng được đưa ra dựa trên số điểm Index từ YouGov BrandIndex, chỉ số dùng để đo lường sức khỏe thương hiệu tổng thể, được tính dựa trên lấy điểm trung bình từ các chỉ số Ấn tượng chung, Chất lượng sản phẩm/dịch vụ, Giá trị đồng tiền, Sự hài lòng, Mức độ giới thiệu và Danh tiếng doanh nghiệp. Năm 2022, Samsung đứng đầu bảng với 49,4 điểm.

Vietnam Airlines giữ vị trí thứ hai với 44,3 điểm, thu hẹp khoảng cách với Samsung so với năm 2021. Nền tảng thương mại điện tử Shopee - thương hiệu có sự tiến triển vượt bậc nhất năm 2021 - đứng thứ ba, với số điểm tổng hợp là 43,8.

Đáng chú ý, bảng xếp hạng 10 Thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam bao phủ đa dạng các lĩnh vực và ngành hàng. Các công ty điện tử chiếm hai trong số năm công ty hàng đầu, với tập đoàn Panasonic của Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 với 37,7 điểm. Các công ty thức ăn nhanh và đóng gói sẵn chiếm 3 trong số 10 vị trí dẫn đầu, trong đó Kinh Đô (thứ 6), Omachi (thứ 7) và KFC (thứ 9) đều có thành tích tốt.

Thế giới Di động đã có một năm tụt hạng. Năm 2021, công ty bán lẻ hàng đầu Việt Nam này giữ vị trí số 5 với 38,3 điểm. Năm nay, Thế giới Di động tụt xuống hạng thứ 8, với 31,4 điểm.

Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Samsung tiếp tục dẫn đầu, Thế giới Di động tụt hạng - Ảnh 1.

Vị trí thứ 5 nay thuộc về siêu ứng dụng tài chính MoMo. MoMo năm ngoái xếp thứ 10.

Phần lớn các thương hiệu đều là thương hiệu địa phương Việt Nam, một lần nữa thống trị Bảng xếp hạng, nắm giữ 7 trong số mười vị trí hàng đầu.

Bên cạnh Bảng xếp hạng Thương hiệu tốt nhất, YouGov đồng thời công bố top 10 Thương hiệu có sự 'tiến triển vượt bậc nhất' trong vòng 1 năm qua. Các công ty dịch vụ tài chính là một trong những công ty chiếm nhiều thứ hạng cao nhất, chiếm một nửa trong số 10 thương hiệu hàng đầu - hầu hết không phải là các ngân hàng truyền thống mà là các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán di động.

Top 10 thương hiệu tốt nhất Việt Nam: Samsung tiếp tục dẫn đầu, Thế giới Di động tụt hạng - Ảnh 2.

MB Bank là thương hiệu được cải thiện nhiều nhất, tăng bảy điểm từ 14,9 vào năm 2021 lên đến 21,9 trong năm 2022. 10 thương hiệu được cải thiện nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính bao gồm ZaloPay (thứ 3), ShopeePay (thứ 4), VNPay (thứ 5) và FE Credit (thứ 8).

Sàn thương mại điện tử ShopeeFood cũng đạt được sự tiến triển đáng chú ý khi nắm giữ vị trí thứ hai, tăng 3,5 điểm trong 12 tháng qua.

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Thanh toán không tiền mặt sôi sùng sục

Các kênh thanh toán không tiền mặt ngày càng nhiều, đem lại sự tiện lợi cho người dùng và cũng cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự nhập cuộc của ông lớn nước ngoài.