Ở Trung Quốc từ xưa đến nay, chủ đề "di vật văn hóa và cổ vật" luôn là vấn đề nóng được nhiều người quan tâm. Chúng ta đều biết rằng các di vật văn hóa có thể cung cấp rất nhiều tài liệu tham khảo và tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu xu hướng phát triển của lịch sử. Cho nên các nhà sử học không bao giờ bỏ lỡ các cơ hội nghiên cứu. Thậm chí có những chuyên gia thường đi dạo ở các chợ đồ cổ để tìm kiếm những bảo vật còn sót lại.
Giá trị mà cổ vật mang lại rất lớn nên luôn có nhiều người muốn kiếm tiền bằng cách này. Người có ý đồ xấu sẽ bắt chước một số tác phẩm nổi tiếng, thậm chí là tạo ra một số món đồ giả không có thật.
Nếu không được các chuyên gia chuyên nghiệp thực sự thẩm định thì rất khó phát hiện. Chính vì điều này mà mọi người dần mất lòng tin vào thị trường đồ cổ, do có quá nhiều đồ giả và một số đồ giả trông giống thật hơn cả đồ thật.
Các chương trình thẩm định bảo vật được ra đời và các câu chuyện thú vị xung quanh
Trên thị trường đồ cổ hiện nay rất phức tạp, nhiều người bỏ ra số tiền lớn nhưng sẽ có nguy cơ mua nhầm phải hàng giả. Suy cho cùng, không phải ai cũng có khả năng phân biệt bảo vật, đôi khi một số hiểu lầm là điều khó tránh khỏi.
Chính hiện tượng này đã thúc đẩy sự ra đời của các chương trình thẩm định bảo vật. Mỗi món đồ cổ đều có những câu chuyện thú vị xung quanh khơi dậy sự quan tâm của tất cả mọi người.
01
Sự tồn tại của chương trình này có thể giúp ích và là nguồn tham khảo cho nhiều người chưa biết về cổ vật. Trong một chương trình, có một trường hợp thú vị là có một người vợ bí mật lấy một bức tranh đến thẩm định bảo vật. Nguyên nhân khiến người vợ lén mang đi giám định được cho là do người chồng quá say mê người phụ nữ trong bức tranh khiến người vợ ghen tuông.
Nhưng trong chương trình thẩm định kho báu, cô đã được các chuyên gia đặt câu hỏi ngược lại “Chị biết đó là ai không?” Chuyện này diễn ra như thế nào?
Bức tranh “người phụ nữ” khiến người chồng mê mẩn
Câu chuyện giữa cô và bức tranh này cũng khơi dậy sự quan tâm đối với những người có mặt. Chủ nhân của bức tranh này không phải là cô ấy, mà là của chồng cô. Sở dĩ, cô lén mang nó đến đây là bởi vì cô thực sự không thể chịu đựng được thái độ của chồng mình đối với bức tranh này nữa.
Mặc dù đó là một bức tranh rất đẹp, nhưng chồng cô mỗi ngày đều ngắm nhìn nó một cách mê mẩn. Cô thực sự muốn biết giá trị của bức tranh như thế nào? Và người phụ nữ trong bức tranh này là ai?
02
Theo mô tả của người phụ nữ, chồng cô rất thích thư pháp cổ, tranh cổ và đã từng muốn mua một bộ sưu tập thư pháp và tranh. Nhưng do cuộc sống gia đình ở quê không giàu có lắm, nên cũng không dư dả để có thể mua tranh thư pháp cổ thực sự.
Vì vậy, chồng cô đã không thể thực hiện được mong muốn này. Tuy nhiên, vào một lần tình cờ khi nhìn thấy bức tranh này chồng cô đã rất thích và quyết tâm mua với một số tiền lớn tiết kiệm được bấy lâu.
Sau khi mua tranh về, chồng cô ngày càng chú ý đến bức tranh hơn, hầu như mỗi ngày đều nhìn chằm chằm vào bức tranh những khi rảnh rỗi. Là vợ, cô đương nhiên cảm thấy rất bất mãn. Chứng kiến chồng mình ngày ngày bởi vì một người phụ nữ trong bức tranh mà say mê, thậm chí có thể nói là ám ảnh.
Cuối cùng cô đã quyết định lén mang bức tranh này tới buổi thẩm định. Mục đích của cô chỉ là muốn biết giá trị cũng như danh tính của người phụ nữ trong bức tranh này.
Sau khi nghe miêu tả của người phụ nữ, các chuyên gia và khán giả có mặt đều được một phen cười nghiêng ngả, không ngờ cũng có người ghen tị với bức tranh.
Tiếp đó các chuyên gia tiếp nhận bức tranh và bắt đầu thẩm định. Sau một hồi thảo luận có một vị chuyên gia nghiêm túc hỏi vị khách nữ: “Cô có biết người phụ nữ trong bức tranh này là ai không?”.
Cô lắc đầu tỏ ý không biết. Chuyên gia giải thích rằng người phụ nữ trong bức tranh này là công chúa Văn Thành nổi tiếng thời Đường. Theo "Tân Đường Thư" mô tả, vì sự ổn định của biên cương nhà Đường và mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia, công chúa Văn Thành khi đó đã được đưa đi hòa thân với hoàng đế Tây Tạng Songtsen Gampo.
Dương Chi Quang
03
Bức tranh này thể hiện sự quyến rũ của công chúa Văn Thành một cách rất sống động và chân thật, có thể thấy rằng nó phải được tạo ra bởi một bậc thầy hội họa. Theo phân tích của các chuyên gia, bức tranh này xuất phát từ ông Dương Chi Quang ở thời cận đại, và giá trị của bức tranh này ít nhất là 60.000 NDT (khoảng 215 triệu VNĐ).
Vậy nên chồng của cô chưa chắc đã nhìn vào cái đẹp của vị công chúa Văn Thành, mà là ở giá trị về văn hóa lịch sử của chính bức tranh đó. Sau khi nghe các chuyên gia chia sẻ, cô đã nhận ra chồng mình là người rất hiểu về thư pháp và hội họa, cô cũng cho biết sẽ không còn phàn nàn về nỗi ám ảnh của chồng với bức tranh chân dung này nữa.
Theo Sohu