Doanh nghiệp

Chiến lược đa dạng mô hình bán lẻ của AEON Việt Nam

Ông Furusawa Yasuyuki - Tổng Giám đốc AEON Việt Nam - cho biết với quy mô 100 triệu người, cơ cấu dân số trẻ và tốc độ phục hồi sau đại dịch tốt, Việt Nam là thị trường tiềm năng của lĩnh vực bán lẻ.

Bên cạnh đó, nhờ yếu tố chính trị ổn định và nhiều chiến lược thúc đẩy kinh tế, Việt Nam được xác định là thị trường trọng điểm, chỉ sau Nhật Bản, trong chính sách 5 cải cách của tập đoàn đến năm 2025.

Người Việt dành đến 70% thu nhập cho tiêu dùng.

Người Việt dành đến 70% thu nhập cho tiêu dùng.

"Do thị trường có tiềm năng tăng trưởng nhanh và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, dư địa cho bán lẻ còn rất lớn. Mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là đưa sản phẩm, dịch vụ chất lượng tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa, nâng tầm phong cách sống của người Việt", Furusawa Yasuyuki nói.

Ngoài cải tiến các trung tâm, cửa hàng hiện tại, doanh nghiệp tiếp tục khai trương thêm nhiều trung tâm mua sắm mới, phát triển mô hình siêu thị và cửa hàng chuyên doanh... để phù hợp với xu hướng mua sắm hiện đại, đáp ứng nhu cầu ở các khu dân cư nội đô.

"Để duy trì tốc độ tăng trưởng, chúng tôi cần nhanh chóng mở mới các điểm bán, thử nghiệm và tìm kiếm thêm mô hình thành công, dễ dàng nhân rộng", đại diện doanh nghiệp nói. Đầu tháng 5, đơn vị ra mắt mô hình mới AEON The Nine - trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị tinh gọn - ở tòa nhà The Nine, Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội).

Sự ra đời của AEON The Nine đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược đa dạng mô hình bán lẻ.

Sự ra đời của AEON The Nine đánh dấu bước ngoặt trong chiến lược đa dạng mô hình bán lẻ.

Với ý tưởng "mang gần trải nghiệm, sống trọn mỗi ngày", AEON The Nine không nằm trong trung tâm AEON mà thuộc tòa nhà của đối tác thuộc khu dân cư, nội đô. Mô hình này nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm, ăn uống nhanh gọn, đi lại thuận tiện mỗi ngày của người tiêu dùng ở thành thị.

Sau hơn một tuần mở cửa, nơi đây đón nhận hàng nghìn lượt khách mỗi ngày, chủ yếu là dân từ quận Cầu Giấy, Từ Liêm.... Với diện tích 1.200 m2, mô hình này chia thành hai khu chính: ẩm thực tự chọn và siêu thị.

Quầy ẩm thực tự chọn Delica, tập trung vào thức ăn chế biến đặc trưng như bánh mì, bánh ngọt, cà phê, sushi và đồ Nhật... phục vụ học sinh, sinh viên lân cận, có chỗ ngồi rộng rãi đi kèm tiện ích trạm sạc, wifi. Người trẻ cũng có thể trải nghiệm máy chọn món tự động, mua nhanh và dễ dàng thanh toán mà vẫn được áp dụng đồng thời nhiều ưu đãi từ ví điện tử, ngân hàng...

Khu siêu thị phục vụ các gia đình, với đa dạng sản phẩm hàng ngày như: thực phẩm khô, đồ đông lạnh, hoa tươi, đồ chế biến sẵn RTE (Ready to eat), sơ chế sẵn RTC (Ready to cook), hóa mỹ phẩm, gia dụng, hàng hóa dành cho trẻ em...

Siêu thị rộng lớn với các ngành hàng riêng biệt, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy đầy đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu thường ngày.

Siêu thị rộng lớn với các ngành hàng riêng biệt, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy đầy đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu thường ngày.

AEON The Nine còn cung cấp đầy đủ dịch vụ như: giao hàng tận nơi, mua sắm qua điện thoại, quầy thanh toán nhanh cho khách không dùng tiền mặt, tích hợp cùng hệ thống tích điểm thẻ thành viên và các chương trình ưu đãi được áp dụng đồng bộ trong toàn hệ thống AEON Việt Nam.

Khu vực riêng cho khách hàng không dùng tiền mặt, thanh toán nhanh trong 3 phút.

Khu vực riêng cho khách hàng không dùng tiền mặt, thanh toán nhanh trong 3 phút.

Tại đây, doanh nghiệp cũng giới thiệu những món đồ từ hai thương hiệu riêng như Topvalu và Hóme Cóordy. Thời gian tới, đơn vị hợp tác với các nhà cung cấp địa phương, phát triển và sản xuất sản phẩm chất lượng, tiêu chuẩn Nhật Bản.

Người đứng đầu AEON Việt Nam cho hay: "Thời dịch, hành vi tiêu dùng thay đổi hoàn toàn. 2022 là năm quan trọng, sẽ chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao của các nhà bán lẻ. Chúng tôi tiếp tục tăng tốc mở rộng, đồng thời cải thiện và nâng cao chuỗi cung ứng, sản phẩm, dịch vụ... tạo đà cho 10 năm kế tiếp".

(ảnh: AEON Việt Nam)

Cùng chuyên mục

Đọc thêm