Chăm sóc và nuôi dạy con cái là điều chẳng hề dễ dàng chút nào. Trong mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ phải lưu tâm đến nhiều vấn đề. Chẳng hạn như khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ sốt sắng việc làm sao để con mau ăn chóng lớn, ít ốm đau bệnh tật… Khi con khôn lớn, họ lại "đau đầu" tìm cách giúp con phát triển trí tuệ, đạt thành tích cao trong học tập… Và điều quan trọng nhất mà cha mẹ nào cũng muốn là con mạnh khỏe, phát triển toàn diện, hòa thuận với mọi người.
Nhưng làm thế nào để giáo dục con cái tốt nhất? Làm thế nào để con luôn ngoan ngoãn, biết vâng lời? Đây là câu hỏi hóc búa của không ít phụ huynh. Trong cuộc sống thường ngày, nhiều cha mẹ không giữ nổi bình tĩnh khi thấy con mắc lỗi hoặc không thực hiện đúng theo mong muốn của cha mẹ. Chẳng hạn như trẻ bị điểm kém, bị giáo viên phê bình, nói dối người lớn, không làm việc nhà… Trước những lỗi sai ấy, nhiều phụ huynh sẵn sàng quát mắng con.
Cách làm này có thể mang lại hiệu quả lập tức nhưng về lâu dài sẽ gây phản tác dụng. Trẻ càng lớn, những lời quát mắng càng không có giá trị. Lúc này, trẻ thay đổi tâm lý, sẵn sàng cãi lời và có hành vi chống đối khiến nhiều phụ huynh rơi vào cảnh bất lực.
Ảnh minh họa.
Vậy thay vì cằn nhằn, đánh mắng, sao cha mẹ không lựa chọn những phương pháp giáo dục hiệu quả hơn? Nếu còn đang loay hoay chưa biết cách giải quyết, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây:
1. Cha mẹ đôi khi "lười biếng" một chút
Nhiều cha mẹ thường có thói quen ôm đồm mọi việc. Họ không yên tâm giao việc cho con cái, không hài lòng trước kết quả của trẻ nên muốn tự mình giải quyết. Và khi phải làm quá nhiều việc khiến họ mệt mỏi, chán chường, áp lực. Khi nảy sinh cảm xúc tiêu cực, họ sẽ cằn nhằn, quát mắng con.
Cha mẹ không để con nhúng tay vào bất cứ việc gì sẽ hình thành nên đứa trẻ lười biếng, ỷ lại, không biết quan tâm đến cảm xúc người khác. Vì cha mẹ làm việc siêng năng nên con cái càng tăng sức ì. Dần dần, trẻ trở nên thiếu trách nhiệm, không có ý thức, không có mục tiêu học tập rõ ràng.
Cha mẹ "lười biếng" một chút sẽ giúp con tự lập hơn. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, để những đứa trẻ trở nên tự lập, cha mẹ đôi khi cần "lười biếng" một chút. Hãy lười đưa con đi học để con phải tự giác dậy sớm, ăn sáng đúng giờ để kịp tới trường. Đây là cách giúp con hình thành quen sinh hoạt khoa học, chủ động trong công việc của mình.
Cha mẹ hãy "lười" làm việc để con thấy phòng bẩn thì tự quét, thấy sắp thi phải tự ôn luyện bài vở, sắp vào năm học mới phải tự bọc và dán nhãn sách vở. Đó đều là những việc đơn giản mà trẻ có thể làm được, không cần giúp đỡ. Cha mẹ cần "lười biếng" để trẻ hình thành tính chủ động, sáng tạo, có thể xoay sở trước mọi việc.
2. Cha mẹ biết phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm hạn chế
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào điểm yếu mà quên khuyến khích con phát triển những điểm mạnh. Điều này khiến trẻ cảm thấy mất tự tin, mặc cảm vì không được ghi nhận mặt tốt.
Cha mẹ thông thái là kiểu cha mẹ hiểu rõ thế mạnh và hạn chế của con. Với thế mạnh, họ sẽ dành lời khen ngợi, khuyến khích con. Còn với mặt hạn chế, họ nhàng chỉ bảo, hướng dẫn con cách khắc phục, thay vì nặng lời quát mắng. Như vậy chắc chắn chỉ sau một thời gian ngắn, trẻ sẽ tiến bộ trông thấy.
Ảnh minh họa.
3. Luôn tôn trọng ý kiến của con
Cha mẹ hãy lắng nghe con nói và tôn trọng ý kiến thay vì bắt ép con làm theo ý của riêng mình. Bởi việc làm này sẽ khiến trẻ không có sự sáng tạo, không tự động vận động suy nghĩ, làm trẻ ngày trở nên thụ động vì mọi việc chỉ làm theo sự sắp xếp của cha mẹ.
Một trong những phương pháp nuôi dạy con khoa học là tôn trọng con. Nếu ý kiến của con hợp lý và không gây ảnh hưởng xấu, cha mẹ nên chấp nhận và cho trẻ tự thử thách bản thân mình. Hãy trở thành ông bố, bà mẹ tâm lý để con có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.