Doanh nghiệp

Cách Xiaomi thành công ở nơi Apple thất bại

Apple dừng dự án xe điện sau 10 năm đầu tư và chi 10 tỉ USD, nhưng không có sản phẩm rõ rệt. Trong khi đó, Xiaomi nhanh chóng nhắm đến “XE cuối cùng” với kế hoạch thực tế và xem đó là tham vọng cá nhân của Lei Jun.

Lei Jun khéo léo tận dụng hệ sinh thái của Xiaomi – từ smartphone đến thiết bị điện tử – để kết nối liền mạch với xe. Ông cho biết iPhone của người dùng Apple vẫn dễ dàng đồng bộ với ôtô Xiaomi, thu hút khách hàng từ đối thủ Mỹ.

Đặc biệt, trong vòng 1 giờ sau ra mắt SUV mới SU7, Xiaomi nhận được 289.000 đơn đặt hàng, vượt cả mẫu sedan đầu tiên, mở ra hy vọng lớn cho chiến lược “điện hóa” phương tiện.

Trước khi ra mắt xe, Xiaomi đã tổ chức gần 80 cuộc gặp, học hỏi từ 200 chuyên gia và các nhà sản xuất lớn như Geely, Great Wall, BMW, GM-Wuling, BAIC… để tích hợp kinh nghiệm thiết kế, sản xuất và vận hành xe.

Lei Jun còn mạnh tay chi hơn 1,6 tỉ USD chia cho hơn 100 công ty cung ứng trong chuỗi sản xuất ôtô – từ pin, chip, cảm biến đến hệ thống treo – để kiểm soát nguồn cung chủ động thay vì thuê ngoài.

Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun giới thiệu Xiaomi YU7, một chiếc SUV hạng sang hiệu suất cao, tại sự kiện ra mắt được tổ chức tại Bắc Kinh

Nhà sáng lập Xiaomi Lei Jun giới thiệu Xiaomi YU7, một chiếc SUV hạng sang hiệu suất cao, tại sự kiện ra mắt được tổ chức tại Bắc Kinh

Nhờ đó, Xiaomi tránh được nguy cơ gián đoạn linh kiện – bài học xương máu từ thời làm smartphone, như vụ Samsung cắt nguồn màn hình AMOLED vào 2016.

Dù bị chỉ trích là xe “nhái” Porsche – cộng đồng mạng gọi SU7 là “Porsche Mi” – Xiaomi vẫn khẳng định thiết kế hướng đến hiệu năng khí động học và tối ưu hiệu suất.

Sau một vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến SU7 khi đang dùng tính năng hỗ trợ lái, Xiaomi tạm ngưng quảng bá công nghệ này để rà soát an toàn. Đây là bước đi thận trọng giúp duy trì niềm tin từ khách hàng.

Bất chấp sự cố, SU7 vẫn được ưa chuộng: khoảng 50% khách hàng không so sánh với thương hiệu khác, và nhiều người lớn tuổi chọn dùng xe cho con cái nhờ cảm nhận về chất lượng và độ tin cậy.

Năm 2025, Xiaomi đặt mục tiêu giao 350.000 xe, tăng từ 300.000 – dựa trên nhu cầu cao của SU7 và mẫu SUV YU7 mới. Giá bán khởi điểm từ 215.900 – 253.500 nhân dân tệ, cạnh tranh trực tiếp Tesla Model 3, Y.

Xiaomi khẳng định sẽ có lãi ở mảng ôtô điện trong nửa cuối năm 2025. Tuy vậy, so với đại gia như BYD (4,3 triệu xe) hay Toyota (10,8 triệu xe và 70 dòng sản phẩm), Xiaomi vẫn còn “chưa đủ lớn”.

Dù thế, Xiaomi đang lên kế hoạch mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ từ năm 2027. Họ đang nghiên cứu thành lập trung tâm R&D tại Munich và có thể thử bán xe tại Đức, Tây Ban Nha, Pháp.

Các tin khác

Chỉ còn 3 ngày nữa, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ đưa vào sử dụng cây cầu 2.300 tỷ, thiết lập kỷ lục mới về tốc độ xây dựng công trình bắc qua sông Cấm

Hoàn thiện chỉ sau khoảng 22 tháng thi công, cầu Hoàng Gia trở thành cây cầu bắc qua sông Cấm được xây dựng nhanh nhất từ trước đến nay, vượt qua các cầu Kiền (28 tháng), cầu Bính (32 tháng) và cầu Hoàng Văn Thụ (33 tháng).

Đề nghị truy tố vụ án "đất vàng" ở TP.HCM

Theo kết luận điều tra, ông Đinh Trường Chinh, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển và kinh doanh nhà - Công ty Việt Hân thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để nhận chuyển nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp 730 tỉ đồng, sau đó chuyển nhượng giá cao 1.683 tỉ đồng, hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng.