Bất động sản

Chỉ còn 3 ngày nữa, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ đưa vào sử dụng cây cầu 2.300 tỷ, thiết lập kỷ lục mới về tốc độ xây dựng công trình bắc qua sông Cấm

Cầu Hoàng Gia (hay còn gọi là cầu Máy Chai) bắc qua sông Cấm, được khởi công vào tháng 9/2023, với tổng mức đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng - dự án do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư.

Sau nhiều tháng thi công, đến giữa tháng 3/2025 cầu Hoàng Gia được hợp long; dự kiến đến ngày 15/7 sắp tới, cây cầu này sẽ chính thức được thông xe.

Với thời gian xây dựng hoàn thành chỉ khoảng 22 tháng (chưa đầy 2 năm), cầu Hoàng Gia sẽ trở thành cây cầu bắc qua sông Cấm được xây dựng nhanh nhất từ trước đến nay, vượt qua: Cầu Kiền (khoảng 28 tháng), cầu Bính (khoảng 32 tháng) và cầu Hoàng Văn Thụ (khoảng 33 tháng).

Chỉ còn 3 ngày nữa, doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ đưa vào sử dụng cây cầu 2.300 tỷ, thiết lập kỷ lục mới về tốc độ xây dựng công trình bắc qua sông Cấm- Ảnh 1.

Cầu Hoàng Gia được chụp vào tháng 5/2025 (nguồn ảnh: Quốc Nam - Nguyễn Hoàn).

Cầu Hoàng Gia có chiều dài gần 2,2 km, cầu chính rộng 21 m với 4 làn xe chạy, cầu dẫn hai bên rộng 17,5 m. Điểm đầu nằm trên đảo Vũ Yên, điểm cuối giao với đường Lê Thánh Tông (thuộc quận Ngô Quyền cũ).

Cầu Hoàng Gia có vị trí đắc địa, bắc qua sông Cấm. Một bên là trung tâm đô thị lõi, nơi có các bến cảng truyền thống một thời của Hải Phòng với nhiều giá trị văn hóa, lịch sử; một bên là khu đô thị mới trẻ trung, sôi động trên đảo Vũ Yên đang dần hình thành.

Cầu được thiết kế với ý tưởng "cửa thế giới" với hai tháp ngả về phía sông. Thiết kế này tạo hình vòm như cánh cửa chào đón bạn bè, du khách quốc tế đến với Việt Nam, cũng như tiễn các chuyến tàu, hành khách của Việt Nam đi ra thế giới.

Mỗi tháp cầu có hình dáng đặc biệt, được lấy cảm hứng từ hình tượng cánh chim thể hiện khát vọng bay cao, vươn tới thành công.

Tháp cầu cao 89 m cùng khổ thông thuyền đạt tiêu chuẩn 110×25 m, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền qua lại. Mỗi tháp cầu được neo giữ bởi 24 dây cáp, bố trí đối xứng hai bên theo hình đàn hạc, vừa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, vừa tạo nên hiệu ứng thị giác độc đáo.

Nhịp chính cầu có kết cấu dầm thép (màu đỏ) dài 200 m, chia làm 17 đốt. Trong đó có 16 đốt dài 10 m và một đốt hợp long dài 5,8 m. Chiều cao từ mặt nước đến đáy dầm cầu trung bình 25 m.

Sắp tới, khi cầu Hoàng Gia chính thức hoàn thành sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa đảo Vũ Yên và khu vực trung tâm thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại.


Các tin khác

Đề nghị truy tố vụ án "đất vàng" ở TP.HCM

Theo kết luận điều tra, ông Đinh Trường Chinh, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển và kinh doanh nhà - Công ty Việt Hân thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để nhận chuyển nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp 730 tỉ đồng, sau đó chuyển nhượng giá cao 1.683 tỉ đồng, hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng.

Trùng nhiều tên đường sau sáp nhập - Đổi hay giữ lại?

Sau khi hợp nhất Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, tình trạng trùng tên đường tại TPHCM (mới) gia tăng đáng kể, gây khó khăn trong quản lý hành chính, cấp giấy tờ pháp lý, vận tải logistics... Tuy nhiên, theo chuyên gia, không nên đổi tên để tránh xáo trộn, gây phiền hà thêm cho người dân, chỉ cần điều chỉnh, tránh trùng tên trong cùng một xã, phường.

Chọn tổ hợp môn học: Cú "đặt cược" lớn đầu đời của học sinh lớp 10

Ngay sau khi trúng tuyển vào lớp 10, học sinh phải lựa chọn tổ hợp môn học để theo suốt ba năm THPT, một quyết định mang tính chiến lược, gắn liền với xét tuyển đại học và cả hướng nghiệp tương lai. Nhưng, không ít em chọn theo cảm tính, theo bạn bè hoặc… chọn đại. Trong khi đó, nhiều trường không đủ điều kiện mở đủ tổ hợp môn, giáo viên bộ môn thiếu trầm trọng, khiến việc “chọn đúng” trở nên không hề dễ dàng.