Lớn lên trong một gia đình nghèo, cha mẹ tôi đã làm việc nhiều giờ để nuôi tôi và các anh chị. Tiền được sử dụng một cách trân trọng, cho những nhu cầu thiết yếu như hóa đơn và thực phẩm. Không có đồng tiền nào dùng để tiêu cho những mong muốn cá nhân hay đi du lịch.
Tôi không được dạy cách phát triển sự giàu có vì đến việc kiếm tiền để duy trì cuộc sống còn khó khăn. Gia đình tôi đã suýt mất ngôi nhà khi tôi 16 tuổi. Vào thời điểm đó, tôi chịu trách nhiệm phiên dịch những gì đại diện ngân hàng nói với bố mẹ. Đó là một kinh nghiệm đau thương sâu sắc, nhưng nó đã dạy tôi rất nhiều.
Khi đó, tôi đặt mục tiêu trở nên độc lập về tài chính và sẽ làm mọi thứ có thể để không cho phép hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Sau khi tốt nghiệp đại học và có công việc đầu tiên, tôi đã tiết kiệm được 100.000 đô (2,3 tỷ) trong 4 năm, lúc đó là 26 tuổi. Chỉ mất thêm một năm nữa để tôi tiết kiệm được 50.000 đô (1,1 tỷ). Đây là cách tôi đã làm để không cảm thấy như đang ép buộc bản thân trở nên khốn khó.
1. Thường xuyên xin tăng lương
Parween Mander đã tìm cách tăng thu nhập và cân đối chi tiêu để tiết kiệm được 3,4 tỷ trong 5 năm mà không làm cuộc sống của mình trở nên "thiếu thốn".
Tốt nghiệp đại học, tôi xin được việc làm trong lĩnh vực công nghệ tài chính. Tôi đã làm ở công ty hơn bốn năm rưỡi. Trong thời gian ở đó, lương đã tăng 50%. Ngay từ đầu, tôi đã biết một phụ nữ trẻ da màu phải cố gắng để thăng tiến trong công việc.
May mắn thay, tôi có một người quản lý tốt. Tôi cũng đã thông báo cho người quản lý của mình về bất kỳ kỹ năng hoặc chứng chỉ mới nào. Ví dụ: Khi tôi trở thành Cố vấn tài chính được công nhận và đảm nhận vai trò huấn luyện tài chính tại công ty ngoài các nhiệm vụ thường xuyên của mình, tôi chắc chắn sẽ vận động để được tăng lương nếu có những cống hiến lớn.
2. Tôi đã tạo ra các mục tiêu tiết kiệm hữu hình
Cách đây 3 năm rưỡi, tôi bắt đầu hướng tới mục tiêu tiết kiệm đầu tiên của mình: Đó là quỹ khẩn cấp. Tôi đã mất bốn tháng để dành dụm khoản tiền đủ để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu trong ba tháng nếu chẳng may bị mất việc.
Tôi đã làm điều này bằng cách xem xét thu nhập hàng tháng, các khoản chi tiêu cố định và tìm ra mức trung bình mà tôi chi tiêu cho các khoản tùy ý như mua sắm.
Thông qua quá trình này, tôi đã tự động tìm ra một số tiền thực tế để dành ra mỗi tháng cho khoản tiết kiệm. Nếu tôi chi tiêu vượt mức trong tháng đó, cần điều chỉnh ngân sách của tháng tiếp theo để bù đắp cho khoản thiếu hụt.
Sau khi hoàn thành quỹ khẩn cấp, tôi bắt đầu ưu tiên tiết kiệm để trả trước cho một căn nhà và đám cưới làm mục tiêu tiếp theo. Tôi đặt mục tiêu tiết kiệm 100.000 đô (2,3 tỷ) trong 4 năm, nghĩa là tiết kiệm 2.000 đô (45,8 triệu) mỗi tháng.
Thông qua việc tăng thu nhập, tôi có thể đạt được mục tiêu này mà không cảm thấy thiếu thốn chi tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống.
3. Tôi đã thay đổi suy nghĩ về tiền bạc
Lớn lên trong gia đình không khá giả, tôi nghĩ rằng càng nhiều tiền thì càng có sự an toàn và chắc chắn cho tương lai. Vì vậy, ngay cả khi tôi có mức thu nhập ổn định và tiết kiệm nhiều hơn, vẫn luôn cảm thấy chưa đủ.
Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy lo lắng về tài chính, đặc biệt là chi tiêu cho bản thân. Thậm chí cả những cuộc vui mua sắm hay đi ăn tối với bạn bè, đồ trang điểm chất lượng hơn cũng không còn cần thiết. Tự mình hạn chế các khoản chi tiêu bừa bãi vào những thứ không cần thiết giúp tôi bớt cảm giác tội lỗi.
Tôi sửa đổi ngân sách của mình và quyết định rằng mỗi tháng đã trang trải chi phí hàng tháng và đóng góp vào mục tiêu tiết kiệm sẽ dành ra 1.000 đô (22,9 triệu) cho bản thân để chi tiêu như mua sắm, tiêu dùng... Với mỗi lần nhận lương, sau khi các khoản chi tiêu được thanh toán, tôi sẽ tự động đóng góp tiền vào các mục tiêu tiết kiệm và đầu tư.