Kinh doanh

Bỏ xa Grab, Xanh SM của ông Phạm Nhật Vượng lấn sân thị trường 9 tỷ USD, sở hữu "vũ khí" đối thủ không có

Bỏ xa Grab, Xanh SM của ông Phạm Nhật Vượng lấn sân thị trường 9 tỷ USD, sở hữu "vũ khí" đối thủ không có- Ảnh 1.

Xanh SM ngày càng vượt xa Grab tại Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence, Xanh SM tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường taxi & taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với 39,85% thị phần , gia tăng khoảng cách với đơn vị đứng thứ hai là Grab (35,57%). Kết quả này không chỉ thể hiện sự tăng trưởng ổn định của hãng taxi công nghệ thuần điện Việt Nam, mà còn phản ánh xu hướng ưu tiên lựa chọn các giải pháp giao thông xanh của người dùng Việt.

Công ty của ông Phạm Nhật Vượng hiện chiếm ưu thế vượt trội ở cả số chuyến xe mỗi ngày, doanh thu bình quân (GMV) và chỉ số hài lòng khách hàng.

Khảo sát người dùng trong quý I/2025 cho thấy Xanh SM được đánh giá cao ở các tiêu chí: xe sạch sẽ, tài xế lịch sự, thao tác đặt xe đơn giản và ứng dụng dễ sử dụng. Ngoài ra, những trang bị hướng tới đảm bảo an toàn và quyền lợi cho khách hàng như hệ thống giám sát an toàn chủ động (S2S) được triển khai đồng bộ trên tất cả các phương tiện cũng góp phần nâng cao mức độ tin cậy trong trải nghiệm người dùng.

Bỏ xa Grab, Xanh SM của ông Phạm Nhật Vượng lấn sân thị trường 9 tỷ USD, sở hữu "vũ khí" đối thủ không có- Ảnh 2.

Xanh SM chiếm 39,85% thị phần. Nguồn: Mordor Intelligence

Trong năm 2024, việc lựa chọn Xanh SM đã giúp người Việt giảm phát thải gần 150 triệu kg CO2, tương đương lượng quang hợp của 7 triệu cây xanh trong một năm. Con số này tương ứng với diện tích hơn 2.300 ha rừng trồng .

Bởi vậy, không chỉ đáp ứng nhu cầu người dùng, mô hình taxi điện còn được đánh giá là phù hợp để tác động tích cực đến hạ tầng đô thị, giúp giảm khí thải, giảm tiếng ồn và giảm áp lực giao thông. Theo Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, Việt Nam đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải vào năm 2030. Trong đó, phương tiện sử dụng điện và năng lượng sạch là một trong những trụ cột quan trọng.

Gần đây nhất, Xanh SM tiếp tục mở rộng mạng lưới khi bắt tay cùng Taxi G7 – một trong những hãng taxi có tên tuổi tại Hà Nội, nâng tổng số đối tác vận tải lên gần 100 đơn vị tại 61 tỉnh, thành. Việc tạo ra liên minh xanh lớn nhất từ trước đến nay chính là thế mạnh giúp hãng không chỉ duy trì mà còn gia tăng khoảng cách với các thương hiệu phía sau.

Xanh SM Ngon gia nhập mảng giao đồ ăn

Không chỉ ở mảng Dịch vụ di chuyển thuần điện, mới đây, thông tin trên Fanpage của Xanh XM cho thấy doanh nghiệp này đang lấn sân sang mảng giao đồ ăn, cụ thể là nền tảng Xanh SM Ngon đã được khởi động. 

Theo đó, nền tảng này hiện đã cho phép đối tác là nhà hàng, Nhà hàng, quán ăn, tiệm ăn gia đình, food court, quán món riêng (bún, phở, chay, nướng...) hợp tác trên nền tảng Xanh Ngon Merchant – kênh bán hàng thực phẩm chất lượng cao.

Theo giới thiệu, nền tảng cam kết miễn phí đăng ký, duyệt hồ sơ nhanh, phí dịch vụ linh hoạt và đội ngũ giao hàng xanh – sạch – chuyên nghiệp. Ngoài ra, các nhà hàng có thể lựa chọn tự giao hàng hoặc tích hợp cùng hệ thống giao vận của hãng.

Hiện tại, chương trình sẽ áp dụng tại Hà Nội, ưu tiên các cơ sở có giấy phép kinh doanh và chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bỏ xa Grab, Xanh SM của ông Phạm Nhật Vượng lấn sân thị trường 9 tỷ USD, sở hữu "vũ khí" đối thủ không có- Ảnh 3.

Xanh SM gia nhập thị trường gọi đồ ăn.

Trước đó, theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc toàn cầu của GSM – đơn vị vận hành hãng taxi điện Xanh SM cũng hé lộ, công ty đang nghiên cứu về mảng giao đồ ăn tiềm năng và còn dư địa phát triển tại Việt Nam. Nếu tham gia thị trường này, hãng có thể tạo thêm sự cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại.

Tiềm năng thị trường giao đồ ăn

Báo cáo "e-Conomy SEA 2024" của Google, Temasek, Bain & Company, tính chung quy mô thị trường gọi xe và gọi đồ ăn ở Việt Nam năm 2024 ước đạt 4 tỷ USD , tăng 12% so với 2023 và dự kiến sẽ mở rộng lên 9 tỷ USD vào 2030 , cho thấy tiềm năng tăng trưởng còn cao.

Trong báo cáo "Nền tảng giao đồ ăn tại Đông Nam Á" của Tổ chức đầu tư Momentum Works (Singapore), năm vừa qua dịch vụ giao đồ ăn tại Việt Nam có tốc tăng trưởng cao nhất trong khu vực với 26% so với năm 2023.

Theo Momentum Works, Grab Food và ShopeeFood tạo thành thế song cực, chiếm lần lượt 48% và 47% thị phần.

Còn lại beFood giữ 4% và GoFood của Gojek chiếm 1% trước khi rút khỏi Việt Nam vào tháng 9/2024.

Sự phát triển của thị trường giao đồ ăn có động lực từ cả 3 phía gồm người dùng, quán ăn - nhà hàng và nền tảng. Theo đó, người Việt ngày càng ưu chuộng đặt đồ ăn nấu sẵn qua ứng dụng vì tính tiện lợi, nhiều ưu đãi.

Dù ra mắt sau, Xanh SM đã vươn lên mạnh mẽ trên thị trường gọi xe công nghệ, cộng với yếu tố "xanh" là điều mang đến nhiều lợi thế cho SM Ngon khi gia nhập thị trường gọi đồ ăn. Xe sạch sẽ, tài xế lịch sự, thao tác đặt xe đơn giản và ứng dụng dễ sử dụng cũng sẽ giúp cho "tân binh" có khởi đầu mới khá thuận lợi.

Các tin khác

Tỉnh ngay sát Hà Nội được "ông lớn" Vingroup, Sun Group, T&T... đổ về, giá đất nền đang diễn biến ra sao?

Theo Batdongsan.com.vn, thị trường đất nền Bắc Ninh tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1/2025, thiết lập mặt bằng giá khá cao. Giai đoạn hiện tại ghi nhận sôi nổi hơn so với thời kì ảm đạm 2022-2023, tuy nhiên lượng giao dịch vẫn không thể bằng thời kì huy hoàng 2021 đổ về trước.

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tin mới liên quan nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh

Cơ quan thuế đã có giải pháp kết nối dữ liệu đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Theo đó, người nộp thuế có thể được gỡ bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi nộp số tiền thuế đang nợ.