Xã hội

Thủ tướng dự lễ khởi công cao tốc huyết mạch Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng dự lễ khởi công đường cao tốc huyết mạch đồng bằng sông Hồng- Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ khởi công

ẢNH: ĐÌNH HUY

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, cho biết cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định, Thái Bình và KCN Hưng Phú là hai công trình quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với tỉnh Thái Bình, Nam Định và vùng đồng bằng sông Hồng.

Theo Thủ tướng, đường cao tốc nối Ninh Bình, qua Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, với các sân bay Cát Bi, Vân Đồn, các cảng biển và cửa khẩu quốc tế Móng Cái sẽ mở ra không gian phát triển mới cho đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ và các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình nói riêng.

Đối với Thái Bình, Thủ tướng nhận định tỉnh này thiếu công nghiệp nên "dù không nghèo nhưng cũng chẳng giàu được" và cần tập trung phát triển giao thông và khu công nghiệp để các huyện nghèo có cơ hội phát triển.

Thủ tướng yêu cầu nhà thầu phải khảo sát kỹ lưỡng, tránh để công trình sụt lún, về nguyên vật liệu, đặc biệt là cát, Thái Bình đang thiếu nên các bộ, ngành xem xét khai thác các mỏ cát, nhất là cát hút từ biển lên. Cạnh đó, phải đảm bảo chất lượng, tiến độ, không đội vốn, chống tiêu cực; đồng thời đảm bảo cho sinh kế của người dân đã nhường đất cho dự án.

Đối với chủ đầu tư là Tập đoàn Geleximco, Thủ tướng cho rằng cần phải làm tốt hơn những dự án trước, vượt tiến độ ít nhất là 6 tháng và cố gắng hoàn thành trong năm 2026. 

Với tỉnh Thái Bình, Thủ tướng yêu cầu phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, trực tiếp xuống công trình để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.

Tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng dài khoảng 60,9 km. Trong đó, đoạn qua Nam Định dài 27,6 km, đoạn qua Thái Bình dài 33,3 km. Điểm đầu dự án thuộc Km19+300 tại đầu cầu vượt sông Đáy (xã Nghĩa Thái, H.Nghĩa Hưng, Nam Định); điểm cuối tại Km80+200 tại nút giao giữa QL37 mới và đường ven biển (xã Thụy Trình, H.Thái Thụy, Thái Bình).

Đây là tuyến đường cao tốc có tốc độ thiết kế 120 km/giờ, quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 24,75 m. Toàn dự án sẽ xây dựng 23 cầu trên đường cao tốc và 4 cầu vượt ngang cùng với 7 nút giao liên thông.

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) lớn nhất ngành giao thông vận tải tại Việt Nam tính đến nay, với tổng mức đầu tư 19.785 tỉ đồng, triển khai trong 36 tháng, cơ bản hoàn thành vào năm 2027, khai thác vận hành năm 2028.


Các tin khác

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Tài xế có được rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn?

Hành vi rời khỏi hiện trường sau tai nạn nếu nhằm trốn tránh trách nhiệm có thể bị xem xét là tình tiết tăng nặng. Vấn đề này cần được xử lý nghiêm minh để bảo đảm an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông, hành vi bỏ trốn sau tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là hành vi vi phạm pháp luật.

Thông tin mới liên quan nợ thuế, tạm hoãn xuất cảnh

Cơ quan thuế đã có giải pháp kết nối dữ liệu đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an. Theo đó, người nộp thuế có thể được gỡ bỏ lệnh tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi nộp số tiền thuế đang nợ.

Xiaomi trở lại top 2 thị phần smartphone Việt Nam

Theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường Canalys, Xiaomi chính thức quay trở lại vị trí top 2 tại thị trường smartphone Việt Nam trong quý 1/2025 với 19% thị phần phân phối, tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm trước.