Cô đơn là cảm giác thường trực mà bất kì người trẻ nào khi lớn lên và trưởng thành đều phải trải qua. Có người chọn cách đối mặt rồi thu xếp cuộc sống của mình ổn thoả với nỗi cô đơn. Nhưng mà, cũng có người tìm cách lẩn tránh, vẽ ra cho mình những chiếc mặt nạ để ẩn náu rồi cho rằng mình vẫn ổn.
Nhưng rồi sau tất cả, khi chỉ còn lại một mình, không những người bạn ảo, không những tung hô ảo thì cảm giác sợ hãi lại đeo bám họ. Những bức tranh biếm hoạ của hoạ sĩ người Nga Anton Gudim đã thể hiện được những góc tối này trong cuộc sống của những người trẻ. Ở đó, ai cũng quá lạc lõng trong chính thế giới do mình vẽ ra.
Mọi thứ luôn được tô vẽ thật lung linh và xinh đẹp trên MXH đến nỗi người ta bị kì vọng và ảo tưởng quá nhiều.
Chẳng còn điều gì là chân thực
Ta có thể tô vẽ, thêu dệt đủ mọi thứ trong cuộc sống của mình
Ai cũng nghĩ rằng mình có thể nguỵ tạo một con người khác. Thực chất, tất cả luôn được theo dõi và rồi đến một ngày sẽ bị vạch trần
Công nghệ hiện tại chẳng giúp cuộc sống của chúng ta thoải mái hay hạnh phúc hơn. Trái lại, chúng làm ta kiệt quệ năng lượng.
Lãng mạn có ăn được không? Câu hỏi luôn thường trực khi ta bắt đầu một mối quan hệ.
Dù đã ở cạnh ai đó nhưng ta vẫn cảm thấy cô đơn. Nỗi cô đơn trong một mối quan hệ thực sự là một cơn ác mộng cùng cực.
Ta tự đeo vào mình những chiếc thòng lọng vô hình. Chúng ngăn cách, đẩy ta ra khỏi thế giới.
Điện thoại và thế giới ảo từ bao giờ đã trở thành một phần của chính cơ thể chúng ta. Chi phối và điều khiển cảm xúc của ta.
Cuối cùng, thứ ở cạnh ta, đồng hành cùng ta đôi khi chỉ là một chiếc balo. Trong đó, chất đầy nỗi buồn và sự trống rỗng.