Bất động sản

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng - Ảnh 1.

Một căn nhà xây dựng từ chương trình xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện Vân Canh, Bình Định - Ảnh: T.T

Ngày 16-5, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ người có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ.

Theo ông Phạm Anh Tuấn - chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, hưởng ứng phong trào thi đua "cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" do Thủ tướng Chính phủ phát động vào tháng 10-2024, tỉnh Bình Định đã rà soát và thống kê trên toàn tỉnh có 4.411 hộ dân cần hỗ trợ nhà ở.

Trong đó, 2.561 hộ cần xây mới, 1.880 hộ cần sửa chữa nhà ở.

Với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, các hội đoàn thể và các địa phương, tỉnh Bình Định khẩn trương tổ chức khởi công, xây dựng.

Đến tháng 5-2025, tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở cho toàn bộ 4.411 hộ (100%), vượt tiến độ 7 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng - Ảnh 2.

Ông Phạm Anh Tuấn, chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - Ảnh: TẤN LỰC

Ông Tuấn cho hay trong số những hộ thụ hưởng chương trình, có 2.224 hộ là gia đình có công cách mạng, thân nhân liệt sĩ; 2.187 hộ là hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Để có được kết quả trên, tỉnh Bình Định đã huy động các nguồn hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 307 tỉ đồng. Gồm 208 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, 44 tỉ đồng huy động nguồn ngoài ngân sách từ các địa phương và của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.

Cùng với đó là 54 tỉ đồng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngoài ra, các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan quân sự, các tổ chức chính trị - xã hội đã huy động hàng chục ngàn ngày công, hàng trăm tấn vật liệu, xi măng, gạch, đất cát… phục vụ xây dựng, sửa chữa nhà cửa cho bà con.

Thống kê của UBND tỉnh Bình Định, tính cả giai đoạn 2020-2025, tỉnh đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho 9.888 hộ dân với tổng kinh phí 547 tỉ đồng.

Mỗi ngày Bình Định xóa 32 nhà tạm và xây mới

Ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, đánh giá Bình Định là địa phương luôn dành nhiều quan tâm chăm lo cho người có công, gia đình chính sách, người yếu thế trong xã hội. Nhờ đó đời sống bà con nhân dân có tiến triển rõ rệt, đặc biệt là vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

8 tháng sau chỉ đạo của Trung ương, tỉnh đã triển khai đồng loạt xây mới, sửa chữa nhà ở cho người dân. Ông Dung đánh giá chương trình xóa nhà tạm của Bình Định rất hiệu quả.

Trung bình mỗi 1 ngày tỉnh này xóa nhà tạm và xây mới 32 căn trong khi bình quân chung toàn quốc 26 căn/ngày, đây là tỉ lệ cao hơn toàn quốc, rất đáng mừng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Tin tặc dùng AI để dò mật khẩu người dùng

Tin tặc đang tận dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian dò tìm mật khẩu, khóa mã hóa để xâm nhập vào hệ thống của người dùng, doanh nghiệp.

Cư dân Conic Boulevard: Từ lý do chọn mua đến trải nghiệm cuộc sống thực tế

Khi bước chân vào Conic Boulevard, cảm nhận đầu tiên không chỉ đến từ không gian xanh mát và sự đồng bộ tiện ích, mà còn từ những nụ cười hài lòng của cư dân đã chọn nơi đây làm tổ ấm. Mỗi người một câu chuyện, một góc nhìn, nhưng tất cả đều chung niềm tin vào giá trị sống mà Conic Boulevard mang lại.

Đột phá khoa học: Chuyển trọng tâm phát triển công nghệ cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ được trao quyền, khuyến khích mạnh mẽ để đầu tư cho nghiên cứu phát triển, không chỉ bằng nguồn lực của mình mà còn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, được hạch toán các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp như chi phí sản xuất kinh doanh và không còn giới hạn mức tối đa.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Đã đến lúc tận dụng nguồn vốn tư nhân, nhưng...

“Đã đến lúc chúng ta phải tận dụng nguồn vốn từ kinh tế tư nhân, sự năng động, quyết toán và tính quản lý chặt chẽ của họ để tham gia thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tuy nhiên, con đường đi còn rất dài chứ không thể thực hiện được ngay được”, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy nói.