Khoa học

Bí ẩn về nguồn gốc vàng cổ đại trong vũ trụ dần hé lộ

Tóm tắt:
  • Vàng là kim loại quý hiếm có nguồn gốc chưa được xác định rõ ràng trong vũ trụ.
  • Trước đây, vàng được cho là hình thành từ va chạm giữa hai sao neutron.
  • Một giả thuyết mới cho rằng magnetar có thể tạo ra vàng sớm trong vũ trụ, chỉ sau vài trăm triệu năm Big Bang.
  • Các nhà khoa học nghiên cứu tín hiệu từ magnetar và phát hiện dấu hiệu của quá trình hình thành kim loại nặng.
  • Kính thiên văn Compton Spectrometer and Imager (COSI) dự kiến sẽ đem lại nhiều khám phá mới trong tương lai.
vàng - Ảnh 1.

Những vụ bùng phát năng lượng khổng lồ từ các sao neutron có từ trường siêu mạnh, gọi là magnetar, có thể là nguồn gốc hình thành vàng và các kim loại nặng khác từ rất sớm trong vũ trụ, chỉ sau vài trăm triệu năm kể từ vụ nổ Big Bang - Ảnh: NASA

Vàng từ đâu đến?

Vàng là một trong những kim loại quý giá và hiếm có trong tự nhiên, nhưng nguồn gốc chính xác của nó vẫn là điều bí ẩn lớn đối với các nhà khoa học trong suốt nhiều thập kỷ. 

Trước đây, giới thiên văn học từng xác định rằng vàng được tạo ra trong các vụ va chạm giữa hai sao neutron, các tàn tích siêu đậm đặc của sao chết, như sự kiện lịch sử năm 2017 cách Trái đất 130 triệu năm ánh sáng. Vụ va chạm này đã phát ra sóng hấp dẫn và ánh sáng chứa dấu hiệu của các nguyên tố nặng như vàng và bạch kim.

Tuy nhiên, vấn đề là các vụ va chạm như vậy cần thời gian hàng tỉ năm để xảy ra sau khi các sao được hình thành và tiến hóa. Điều đó không thể giải thích cho sự hiện diện của vàng trong những thiên hà sơ khai, vốn đã hình thành chỉ sau vài trăm triệu năm sau Big Bang.

Tìm kiếm "lò luyện vàng" của vũ trụ

Theo The Astrophysical Journal Letters, các nhà khoa học của Đại học Columbia (Mỹ) thực hiện một nghiên cứu với giả thuyết đột phá: các vụ nổ từ magnetar có thể là nguồn gốc tạo ra các nguyên tố nặng, bao gồm cả vàng, ngay từ giai đoạn sớm của vũ trụ.

Các magnetar được cho là đã tồn tại từ thời kỳ sơ khai của vũ trụ. Theo nhóm nhà khoa học, chúng có thể đóng góp đến 10% tổng lượng nguyên tố nặng hơn sắt trong Dải Ngân hà.

Để kiểm chứng giả thuyết, nhóm nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ các kính thiên văn của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) thu thập trong hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt tập trung vào một sự kiện giant flare từ magnetar xảy ra vào năm 2004.

Thời điểm đó, các nhà khoa học chỉ ghi nhận một tín hiệu tia gamma nhỏ, chưa thể lý giải rõ ràng. Tuy nhiên theo phân tích mới, các nhà khoa học nhận thấy những tín hiệu bí ẩn từ vụ nổ đó có thể chính là dấu vết của quá trình hình thành các kim loại nặng, bao gồm cả vàng.

Cụ thể, các vụ bùng phát năng lượng khổng lồ (giant flare) của magnetar, xảy ra khi cấu trúc bên trong của ngôi sao rung chuyển (hiện tượng "động đất sao"), có thể phóng ra lượng lớn neutron và các hạt vật chất từ lớp vỏ vào không gian. 

Dưới điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao, các nguyên tử nhẹ trong lớp vỏ của magnetar có thể hấp thụ liên tiếp nhiều neutron, kích hoạt quá trình r-process (phản ứng bắt neutron nhanh), một cơ chế hình thành các nguyên tố nặng hơn sắt.

Điều này khớp với giả thuyết về cách mà các nguyên tử nhẹ có thể hấp thụ nhiều neutron một lúc trong môi trường cực kỳ đậm đặc của magnetar, tạo ra phản ứng phân rã hạt nhân dây chuyền, biến nguyên tử nhẹ thành nguyên tố nặng hơn. Đây chính là quá trình mà các nhà khoa học tin rằng đã sinh ra vàng trong vũ trụ.

Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục khai thác dữ liệu từ các vụ nổ magnetar trong quá khứ. Đặc biệt, kính thiên văn tia gamma thế hệ mới, Compton Spectrometer and Imager (COSI), dự kiến được NASA phóng vào năm 2027, hứa hẹn mở ra nhiều phát hiện đột phá trong lĩnh vực vật lý thiên văn.

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Ăn ít vào buổi tối có tốt không?

Tôi có thói quen ăn ít vào buổi tối, nhưng nhiều thông tin nói rằng bữa tối cũng rất quan trọng, vậy việc ăn ít đem lại lợi ích hay hại sức khỏe? (Đức, 38 tuổi, Hà Nội).