Là một trong mười kỳ quan kiến trúc hàng đầu thế giới, Vạn Lý Trường Thành lần đầu tiên được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng. Một công trình trải dài hàng nghìn km, vẫn trường tồn dù đã trải qua hàng ngàn năm tác động bởi nhân tố thiên nhiên và con người.
Tuy nhiên, đằng sau một công trình kiến trúc vĩ đại của lịch sử Trung Quốc thì nó cũng chứa đựng không ít bi kịch mà mọi người chưa thể biết hết.
Vạn Lý Trường thành, công trình kiến trúc lịch sử vĩ đại
Theo các nhà sử học, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành có thể đứng vững hàng nghìn năm là do nó được xây dựng từ một loại vật liệu xây dựng độc đáo và quý giá, gạo nếp. Loại vữa gạo nếp này được sử dụng từ cả nghìn năm trước nhưng trở nên phổ biến nhất vào thời nhà Minh. Đó cũng được xem là dấu mốc cho thấy loại vữa gạo nếp này được sử dụng phổ biến để xây dựng trường thành.
Như chúng ta đã biết, thời cổ đại không có bê tông và vữa được sử dụng để xây nhà ở. Điều này đương nhiên không thích hợp cho việc phòng thủ trong chiến tranh. Và nguyên lý của việc sử dụng gạo nếp để xây dựng nhà ở cũng khá giống với nguyên lý của bê tông hiện nay.
Trường Thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, kéo dài trên bãi sa mạc hoang vu, trải dài hết cả Trung Quốc. Nó được xây dựng lên để bảo vệ đế quốc Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.
Tuy nhiên, việc sử dụng gạo nếp để xây dựng diễn ra ngay cả những thời điểm mà thường dân không có gạo nấu cơm. Để hoàn thành công trình, hàng trăm nghìn mạng sống của nô lệ, tù nhân và cả thường dân đã ngã xuống. Dù gắn liền với tên tuổi Tần Thủy Hoàng nhưng công trình này được xây dựng và hoàn thiện trong suốt lịch sử các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Một bức tranh tái hiện cảnh nhân công xây dựng công trình Vạn lý trường thành
Mặc dù việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành còn rất nhiều tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng công trình quân sự vĩ đại này đã thực sự chống lại thành công sự xâm lược của người du mục và đóng vai trò trụ cột trong phòng thủ của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Theo Chinatimes