Thời sự

Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở "đất vàng" không ngờ ẩm thấp, chật chội

Mang tiếng sống trong biệt thự nhưng bí bách và chật hẹp

Căn biệt thự cũ tại số 3 Điện Biên Phủ, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm nằm lọt thỏm giữa dãy hàng quán. Ông Lâm Tiến Tài, 70 tuổi, sống tại căn biệt thự từ khi còn nhỏ, thừa hưởng căn nhà sau khi bố mẹ qua đời. Lấy vợ, ông cơi nới chiếu nghỉ tầng 2 thành một không gian rộng khoảng 13m2 làm nơi sinh sống. 

Tuy mang tiếng sống trong biệt thự, nhưng ông Tài ví von căn phòng của mình như "lồng chim". Mỗi khi bước vào phòng, hai vợ chồng đều phải cúi gập người qua cánh cửa nhỏ, bên trong chật hẹp đến nỗi đầu chạm trần nhà.

Trong căn phòng, vợ chồng ông đặt chiếc nệm nhỏ làm chỗ ngủ, một phần làm chỗ để vật dụng. Phần ngách bên trong là chỗ nấu cơm, rửa bát. Ngày trước, bà Nguyễn Thị Nhàn, vợ ông Tài, dựng góc bếp ngay bên ngoài cửa phòng. Nhưng dạo gần đây do đau chân, bà chuyển vào trong nấu ăn, khiến không gian sống càng thêm bí bách.


 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 2.

Căn biệt thự số 3 Điện Biên Phủ vẫn giữ được những nét đặc trưng, lọt thỏm giữa dãy hàng quán phía trước


 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 3.

Ô cửa chật hẹp dẫn vào căn phòng cơi nới trong căn biệt thự của vợ chồng ông Tài mà mỗi lần đi lại, họ đều phải cúi gập người


Căn phòng chật hẹp và ngột ngạt, không ánh sáng mặt trời, mà như bà Nhàn miêu tả là "không có chỗ nào để thở". Mỗi lần đi vệ sinh hay tắm giặt, hai ông bà phải xuống tầng 1, sử dụng buồng vệ sinh riêng biệt như thời xa xưa.

"Tôi về làm dâu và sống ở đây đã 50 năm, nhưng thú thật, mỗi lần cúi gập người ra khỏi nhà đều bị chấn đầu vào vách cửa", bà Nhàn thở dài.

Theo lời bà, trong căn biệt thự có khoảng 7-8 hộ gia đình sinh sống, trong số này có nhiều hộ cơi nới thêm, phá hỏng hiện trạng căn nhà và gây nguy hiểm. Mỗi căn hộ rộng chỉ khoảng 24m2, đều chung tình trạng chật hẹp, ẩm mốc, nhiều chuột và gián. Đã có người vì không chịu được tình trạng này đã chuyển đi nơi khác, nhiều người già như ông Tài và bà Nhàn vẫn quyết bám trụ.

"Trước đây, chính quyền có chính sách bán những căn biệt thự cũ, nhưng chúng tôi không có điều kiện mua. Đến nay, căn nhà này vẫn thuộc dạng thuê, trả tiền đất hàng năm", bà Nhàn cho biết.

Trên tầng 3 của căn biệt thự, các hộ dân chia nhau hành lang để đồ dùng sinh hoạt như xô chậu, máy giặt, bếp nấu ăn. Nhà tắm cũng nằm ngay trên hành lang, được che lại bằng tấm rèm khi sử dụng.

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 4.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 5.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 6.

Toàn cảnh căn phòng chỉ rộng 13m2 trong căn biệt thự của gia đình ông Tài bà Nhàn

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 7.

Phía trên tầng 3 có hai hộ dân khác sinh sống

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 8.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 9.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 10.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 11.

Họ chia nhau góc hành lang để cất đồ dùng, không gian rất tù túng

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 12.

Đây là khu vực đi vệ sinh và tắm giặt của gia đình bà Nhàn (ô cửa màu xanh) nằm ở tầng 1 của căn biệt thự

Theo tìm hiểu, Hà Nội hiện có 1.216 biệt thự, gồm 367 căn thuộc sở hữu Nhà nước, 732 căn thuộc sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 căn thuộc sở hữu tư nhân.

Các biệt thự cũ chủ yếu nằm ở các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Tây Hồ. Đa số biệt thự được xây dựng trên dưới 100 năm. Nhiều công trình không được bảo trì, sửa chữa thường xuyên nên bị xuống cấp, hư hỏng.

Dọc đường Nguyễn Biểu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, liên tiếp nhiều căn biệt thự cũ nằm san sát nhau. Gia đình bà Bùi Thị Thu Hoàng, 64 tuổi sống tại căn biệt thự số 16 Nguyễn Biểu từ thời Pháp thuộc. Năm 2005, họ mua lại một căn phòng diện tích 60m2 trong căn biệt thự và chuyển quyền sở hữu.

Căn biệt thự hiện có 4 hộ gia đình sinh sống. Để thuận tiện, gia đình bà Hoàng đã xây dựng một cánh cổng riêng, tách biệt với những hộ dân khác.

Theo lời bà, trong căn nhà này, những vết tích công trình Pháp còn sót lại đến nay gồm lò sưởi, cầu thang và cánh cửa. Nhiều góc khác được điều chỉnh để phù hợp với nhịp sống hiện đại, như trần nhà nhựa thay thế đất, sét ngày xưa.

"Căn biệt thự mát về mùa hè, còn mùa đông thì ấm. Trải qua 100 năm xuất hiện tình trạng xuống cấp nhưng chúng tôi chưa có điều kiện sửa chữa", bà Hoàng nói.

Cũng trên đường Nguyễn Biểu, căn biệt thự số 19 bề thế, rộng hàng trăm mét vuông thu hút sự chú ý của nhiều người với lối kiến trúc cổ kính và độc đáo. Căn biệt thự này có 2 lối đi vào, gồm 4 hộ dân sinh sống. Phía bên ngoài cổng luôn đóng.

Theo lời những người hàng xóm, căn biệt thự này đã được bán lại thuộc sở hữu của các hộ dân. Bên trong khuôn viên căn biệt thự, có 4 hộ dân khác đang sinh sống và làm việc tại đây.

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 13.

Lối chung vào căn biệt thự 16 Nguyễn Biểu

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 14.

Người dân sử dụng chung cầu thang

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 15.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 16.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 17.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 18.

Bên trong căn nhà của gia đình bà Hoàng còn giữ lại lò sưởi, cánh cửa từ ngày xưa, riêng nhà vệ sinh đã được sửa chữa

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 19.

Những căn biệt thự cũ san sát nhau dọc phố Nguyễn Biểu

Hà Nội đã bán biệt thự cũ như thế nào? Mức giá ra sao?

Trước đó, ngày 16/4, Hà Nội thông báo tiếp tục bán 600 biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, thuộc sở hữu Nhà nước đang bán dở dang, hiện do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý cho thuê nhà ở cũ.

Theo UBND TP. Hà Nội, việc bán biệt thự nhằm tạo vốn cho việc cải tạo, chỉnh trang, tái thiết khu nội đô lịch sử với các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc khác.

Ngoài ra, một số nhà biệt thự chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước nằm trong danh mục không được bán cũng được rà soát, để xây dựng phương án bán đấu giá hoặc đấu giá cho thuê 10-15 năm theo giá thị trường.

Tuy nhiên, trong buổi họp báo chiều 19/4 thông tin về công tác quản lý, sử dụng các biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954, ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cho biết thành phố tạm dừng bán các căn biệt thự để rà soát tổng thể. 

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 20.

Căn biệt thự bề thế tại 19 Nguyễn Biểu

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 21.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 22.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 23.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 24.

Mọi ngóc ngách trong căn biệt thự đều mang vẻ đẹp đặc trưng

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, 600 căn biệt thự cũ thuộc danh mục được bán, gồm những căn có nhiều hộ gia đình sinh sống, được cho thuê từ nhiều năm trước. Việc bán các căn biệt thự đã được thực hiện từ nhiều năm nay. Nhiều hộ đã mua nhà và được cấp sổ đỏ.

Theo ông Dũng, thành phố không bán nguyên cả căn biệt thự, mà bán từng phần diện tích các hộ đang có hợp đồng thuê ở. Diện tích sử dụng của các hộ thường nhỏ, khu sử dụng chung đã xuống cấp.

Ông Dũng cũng cho hay, việc quản lý, cho thuê, bán nhà theo trình tự thủ tục, hồ sơ và giá bán theo Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Chính phủ, nay là Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015. Trình tự, thủ tục, hồ sơ theo các quyết định của UBND TP. Hà Nội (hiện nay đang thực hiện theo Quyết định số 17/2018/QĐ-UBND ngày 6/8/2018 của UBND TP).

Về giá bán, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội cho biết, mức giá được thực hiện theo các quy định của Nhà nước, bao gồm tiền nhà và tiền sử dụng đất.

"Biệt thự nào cần bảo tồn, biệt thự nào được cải tạo sửa chữa, biệt thự nào được phép cải tạo, sửa chữa lớn đều có trong danh mục theo phân nhóm. Đối với nhà đã bán, việc làm thủ tục cấp phép xây dựng thuộc quản lý của chính quyền địa phương", ông Dũng nói.

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 25.

Căn biệt thự tại số 4 Lê Phụng Hiểu

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 26.

Căn biệt thự lấp ló trên phố Bà Triệu

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 27.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 28.

Hà Nội hiện đã tạm dừng kế hoạch bán 600 căn biệt thự cũ

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 29.

Những căn biệt thự cũ có tuổi đời trên dưới 100 năm, nằm tại các quận trung tâm của Hà Nội

 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 30.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 31.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 32.
 Bên trong những căn biệt thự cũ ở Hà Nội: Có đến 5, 7 hộ gia đình sinh sống chung; tưởng ở đất vàng không ngờ ẩm thấp, chật chội - Ảnh 33.

Lần lượt những căn biệt thự cũ ẩn mình trong nhịp sống hiện đại trên phố Hàm Long, Bà Triệu và Nguyễn Biểu


Ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội thông tin, đến thời điểm này, thành phố đã bán được 4.973 hộ, hiện còn 713 hộ, tương đương với 713 hợp đồng. Ông Minh nhấn mạnh, việc bán các căn biệt thự cũ không áp dụng cho tất cả đối tượng, chỉ bán cho những người đang có hợp đồng thuê nhà ở tại đây.

Ngoài ra, theo ông Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, giá bán biệt thự được thực hiện theo quy định của Nghị định 61, Nghị định 99 và Nghị định 30. Mỗi vị trí có một cách tính theo vị trí của từng hợp đồng, không có giá chung cho tất cả. 

Cùng chuyên mục

Đọc thêm