Doanh nghiệp

beFood tăng trưởng vượt mức 390%, bứt tốc giành lại sân nhà

Thị trường đặt đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam phát triển tăng vọt

Trong khi tổng chi tiêu trên các nền tảng Food Delivery khu vực Đông Nam Á chỉ tăng trưởng ở mức 5%, thị trường Food Delivery tại Việt Nam đã tăng vọt 27%, dẫn đầu tăng trưởng trong khu vực. Thói quen sử dụng các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến của người Việt bắt đầu hình thành trong thời gian đại dịch Covid-19. Ngay cả khi cuộc sống đã trở lại bình thường, dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến vẫn tiếp tục phát triển và trở thành ngành công nghiệp tỷ đô.

beFood tăng trưởng vượt mức 390%, bứt tốc giành lại sân nhà- Ảnh 1.

beFood hiện nắm giữ vị trí top 3 trên thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam

Một báo cáo khác từ iPOS.vn - doanh nghiệp cung cấp giải pháp quản lý ngành F&B, cũng cho thấy quy mô thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam năm 2023 đã tăng gần 9.000 tỷ đồng so với 2022. Con số này chứng minh thói quen đặt đồ ăn online của người Việt ngày càng phổ biến bởi nhiều tiện ích. Với đà tăng trưởng này, dự kiến quy mô của thị trường dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 2,7 tỷ USD trong năm 2025.

Những con số tăng trưởng ấn tượng không chỉ thể hiện trên quy mô toàn ngành mà cả ở tần suất thực hiện. Tần suất đặt hàng online của người Việt thuộc mức cao, với 29,4% gọi giao đồ ăn từ 1-2 lần/tuần, và 20% gọi giao đồ ăn từ 3-4 lần/tuần. Theo iPOS, đây là "mảnh đất màu mỡ" cho các doanh nghiệp F&B lẫn các ứng dụng giao hàng trực tuyến.

beFood lên chiến lược giành lại sân nhà với mạng lưới đối tác F&B khủng

Là tân binh người Việt duy nhất, chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi, beFood ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường giao đồ ăn Việt Nam và bắt đầu chiến lược giành lại sân nhà. Đến nay, beFood đạt tốc độ tăng trưởng đơn hàng lên tới 390%, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tăng 250% so với 2 năm trước. Không chỉ vậy, các cửa hàng, quán ăn hợp tác với beFood đã tăng gấp 7 lần kể từ năm 2022, nâng tần suất khách hàng đặt món hàng tháng trên beFood lên tới 160%.

Có thể thấy, beFood đang thực hiện chiến lược mở rộng độ phủ với 75.000 nhà hàng, quán ăn (tính đến hết tháng 4/2024) và thành công hợp tác với các chuỗi thương hiệu F&B tầm cỡ trong và ngoài nước. Để đạt được điều này, các thương hiệu cho biết beFood nay đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về quy trình vận hành cho số lượng đơn lớn hay đảm bảo chất lượng món ăn khi đến tay khách hàng. Hiện nay, hàng loạt các thương hiệu lớn với những ưu đãi độc quyền đã có mặt tại beFood như: Katinat, Highlands Coffee, Phuc Long, KFC, Gong Cha, Pizza Hut, Al Fresco, Texas Chicken, Popeyes, Lotteria…

Trung bình mỗi đối tác của beFood đều có tốc độ tăng trưởng đều đặn từ 15% đến 20% hàng tháng nhờ tham gia những chương trình quảng bá định kỳ, chia sẻ chi phí khuyến mãi. Đại diện từ thương hiệu Texas Chicken cho biết: "Chúng tôi tuy chỉ mới tham gia đồng hành trên nền tảng beFood từ đầu năm nay nhưng đã nhận được khá nhiều lợi thế đi kèm. Trong giai đoạn tăng tốc này beFood có nhiều chương trình chiết khấu bán hàng hấp dẫn, các chương trình khuyến mãi chia sẻ chi phí với nhà hàng, và đặc biệt đội ngũ Marketing của beFood rất trẻ trung, sáng tạo. Chúng tôi thấy mình hưởng lợi nhiều từ các hoạt động song hành như vậy. Hiện nay, trung bình mỗi tháng chúng tôi tăng thêm 15% lượng đơn hàng nhờ nền tảng beFood này."

beFood tăng trưởng vượt mức 390%, bứt tốc giành lại sân nhà- Ảnh 2.

Lên beFood, khách hàng có thể tìm Texas Chicken gần nhất từ danh sách 26 cửa hàng trên toàn quốc, đảm bảo thức ăn luôn nóng giòn.

Đáng chú ý hơn, beFood đạt những con số tăng trưởng ấn tượng trên khi chỉ mới "đánh chiếm" hai thị trường là TP.HCM và Hà Nội với thời gian vỏn vẹn 24 tháng. Trong tương lai, nếu mở rộng ra những thị trường khác và duy trì phong độ như hiện tại, chắc chắn beFood sẽ là "chiến binh" top đầu trên thị trường đặt thức ăn trực tuyến tại sân nhà. Với sự tham gia của beFood, hàng triệu bữa ăn được giao đến tận tay thực khách mỗi ngày, góp phần nâng cao trải nghiệm người dùng và các tiện ích hàng ngày cho khách hàng.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm