Tài chính

Bất động sản Trung Quốc chao đảo khiến sản lượng của cả một ngành đi xuống trên toàn cầu

Sự sụt giảm chưa từng có trong ít nhất hai thập kỷ của ngành sản xuất xi măng Trung Quốc đã kéo sản lượng vật liệu xây dựng toàn cầu đi xuống. Điều này chứng tỏ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc đang ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác vốn dựa vào nước này để phát triển.

Theo dữ liệu do Hiệp hội Xi măng Thế giới (WCA) cung cấp, sản lượng xi măng toàn cầu giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 1,9 tỷ tấn trong 6 tháng đầu năm 2022.

WCA cho biết sản lượng toàn cầu sụt giảm là do khối lượng xi măng sản xuất tại Trung Quốc giảm 15% xuống còn 977 triệu tấn. Ian Riley, giám đốc của WCA cho biết đây là đợt giảm sâu nhất trong hơn 20 năm trở lại.

Cuộc khủng hoảng bất động sản đang đè nặng lên hoạt động kinh tế. Dữ liệu về xi măng là một dấu hiệu cho thấy tác động của cuộc khủng hoảng ngày càng lan rộng ra các ngành công nghiệp khác vốn hưởng lợi từ sự bùng nổ trước đó. Số liệu chính thức cho thấy số công trình mới ở Trung Quốc đã giảm hơn 40% kể từ tháng Tư.

Riley nói: “Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ xây dựng ở Trung Quốc… Các công ty xi măng nghĩ rằng họ sắp được bán xi măng cho các công trình lớn này”. Sau đó, sự kết hợp giữa cuộc khủng hoảng bất động sản và đại dịch đã tác động đến hoạt động kinh doanh.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất xi măng lớn tại Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng. Hai nhà sản xuất lớn nhất Anhui Conch Cement và China Resources Cement ghi nhận cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong giảm hơn 1/5 từ đầu năm đến nay.

Các mặt hàng khác như quặng sắt để sản xuất thép đã bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Nhà nhập khẩu đồng Maike Metals International cho biết họ đang bán tài sản để tồn tại trong cuộc khủng hoảng thanh khoản khi ngành bất động sản lao đao.

Bất động sản Trung Quốc chao đảo khiến sản lượng của cả một ngành đi xuống trên toàn cầu - Ảnh 1.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất xi măng lớn nhất Trung Quốc giảm sâu

Những tháng gần đây, Bắc Kinh đã có những hành động nhằm thúc đẩy nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản, bao gồm cả các biện pháp kích thích trị giá hàng chục tỷ USD. Các nhà sản xuất xi măng hy vọng các thay đổi về lập trường chính sách trong thời gian tới sẽ xoa dịu được tình hình.

Tham khảo Financial Times

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thị trường chứng khoán (5/10): Gần 70 mã tăng trần, VN-Index tăng hơn 26 điểm với thanh khoản suy kiệt

Xu hướng tăng giá đồng thuận đẩy VN-Index đóng cửa tăng hơn 26 điểm. Toàn thị trường ghi nhận 750 mã tăng, 222 mã giảm và 147 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch khoảng 532,2 triệu đơn vị, tương đương 10.798 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm 23% còn 7.946 tỷ đồng.

Chuyên gia chỉ ra con đường làm giàu cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam: Đi Mỹ, Nhật, châu Âu hay ASEAN?

Con đường truyền thống là tập trung gia công và xuất nguyên liệu thô đang ngày càng khó gặm hơn với những DN Việt trước những biến động bất thường của nền kinh tế thế giới. Muốn kiếm được nhiều tiền từ thị trường châu Âu, Nhật Bản hay ASEAN, các DN Việt đều phải tính đến chuyện đầu tư vào R&D, sản xuất ra sản phẩm sáng tạo và làm thương hiệu cho chúng.

TTE chào bán hơn 28 triệu cổ phiếu cho cổ đông giá 10.000 đồng

Sau phát hành, vốn điều lệ Năng lượng Trường Thịnh sẽ tăng từ 284,9 tỷ đồng lên 568 tỷ đồng. Số tiền dự kiến thu được là 283 tỷ đồng, sẽ được công ty sử dụng để đầu tư mua cổ phần trong lĩnh vực điện hoặc có hiệu quả kinh tế cao.

Novaland thông qua vay vốn tại VietinBank, Maybank và HSBC Việt Nam

HĐQT Novaland thông qua vay vốn tối đa 40 triệu USD bởi các ngân hàng VietinBank Filiale Deutschland và Maybank; và vay tối đa 23 tỷ đồng từ hàng VietinBank chi nhánh 1, TP HCM. Trước đó ngày 26/9, đơn vị cũng phê duyệt vay 10 triệu USD từ HSBC Singapore và vay tối đa 350 tỷ đồng tại HSBC Việt Nam.

“Thời điểm vàng” của BĐS công nghiệp: Tỷ lệ lấp đầy gần như tuyệt đối, cả nước sắp có thêm 9 KCN nữa

Sau 2 năm bị kiềm tỏa bởi Covid-19, các doanh nghiệp FDI bắt đầu cấp tập mở rộng nhà xưởng – kho bãi; cộng với sự dịch chuyển sản xuất toàn bộ (hoặc 1 phần) từ Trung Quốc sang Việt Nam, đã khiến nhu cầu trong mảng BĐS công nghiệp tại nước ta tăng trưởng đột biến. Đặc biệt, 2 thị trường lớn nhất là TP.HCM – Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy gần như 100% cộng với giá thuê cao chót vót.