Theo tính toán của chuyên gia Thomas Philippon thuộc Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York, các công ty công nghệ đều hưởng lợi từ sự chuyển đổi số của đại dịch. Năm ông lớn công nghệ của Mỹ — Alphabet, Amazon, Apple, Facebook và Microsoft — đã đạt được tổng doanh thu 1,3 nghìn tỉ USD trong 12 tháng qua, cao hơn 43% so với năm 2019. Đây là những công ty giá trị nhất của Hoa Kỳ, chiếm 16% toàn bộ giá trị thị trường chứng khoán.
Gần 40% doanh thu của 5 công ty lớn hiện nay đến từ các lĩnh vực kinh doanh chồng chéo lên nhau. Facebook muốn trở thành đại gia thương mại điện tử, Amazon tham gia vào quảng cáo trực tuyến, Google và Microsoft đang thách thức Amazon trong điện toán đám mây và Apple được cho là đang xây dựng một công cụ tìm kiếm.
Tất cả những điều này vẽ nên một bức tranh về các công ty tại Mỹ trông quyền lực hơn. Kết quả không có vẻ gì ảm đạm như điều chúng ta nghĩ về tác động của Covid-19.
Theo báo cáo của Insights, vào năm 2019, trung bình hàng tháng có năm công ty chưa niêm yết trở thành "kỳ lân" (được định giá trên 1 tỷ USD). Kể từ đầu năm 2020, con số này đã tăng lên 12 công ty. Kể từ tháng 1/2020, số lượng IPO trung bình hàng tháng đã tăng gấp 3 lần, lên khoảng 80. Trong giai đoạn đó, các công ty Mỹ đã huy động được gần 350 tỷ USD, nhiều hơn so với 7 năm trước đó cộng lại.
Một cuộc khảo sát của Tổ chức Kauffman, một tổ chức tư vấn, phát hiện ra rằng tỷ lệ các doanh nhân mới bắt đầu kinh doanh vì họ thấy được cơ hội khá hơn tăng lên.
Nguồn vốn rẻ cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp lớn ở Mỹ thành đẩy mạnh các kế hoạch đầu tư của họ. Chi tiêu thực tế của các công ty cho thiết bị, cấu trúc và phần mềm đã tăng với tốc độ 13% trong nửa đầu năm, nhanh nhất kể từ năm 1984.
Apple, công ty giá trị nhất thế giới, sẽ chi 430 tỷ USD cho giai đoạn 5 năm , nhiều hơn 20% so với kế hoạch trước đó. Intel đang chi khoảng 20 tỷ USD/năm cho các nhà máy sản xuất vi mạch.Covid-19 đã làm gián đoạn một số chuỗi cung ứng, khiến một số chuyên gia dự đoán về một làn sóng tuyển dụng.
Dealogic, một công ty nghiên cứu, ước tính rằng hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới của các công ty Mỹ vốn giảm từ 16% năm 2014 xuống 9% vào năm 2019. Tuy nhiên, trong 18 tháng qua, con số này đã tăng trở lại, một phần nhờ vào số vốn rẻ.
Một số công ty đang điều chỉnh chuỗi cung ứng của họ. Jan Loeys trực thuộc JPMorgan Chase, cho biết họ đang xem xét nghiêm túc việc chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Những công ty này bắt đầu để mắt đến các quốc gia lân cận để thay thế nhà cung cấp Trung Quốc. Nhập khẩu của Mỹ từ Đài Loan đã tăng 35%, tương đương 11 tỷ USD, trong 7 tháng đầu năm 2021, so với cùng kỳ năm 2019.
Ngành dịch vụ giải trí cũng tương tự, Netflix hiện đặt 54% doanh thu ở nước ngoài, tăng từ 40% vài năm trước. Imax, một chuỗi rạp chiếu phim, đã kiếm được hơn hai phần ba doanh thu trong năm nay từ châu Á, so với hai phần năm năm 2017.