Kinh doanh

"Báo động đỏ" sầu riêng Việt Nam

Ông Vũ Đức Côn - Chủ tịch Hiệp Hội Sầu riêng Đắk Lắk, nơi có diện tích, sản lượng sầu riêng lớn nhất nước - vừa gửi “tâm thư” lên Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Môi Trường Đỗ Đức Duy.

Trong “tâm thư”, ông Côn cho biết Trung Quốc là thị trường chính cho trái cây tươi Việt Nam, đặc biệt là sầu riêng. Sau khi ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật, sầu riêng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang thị trường tỷ dân.

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 3,2 tỷ USD, cho thấy đây là ngành tiềm năng cần đầu tư vào quy hoạch vùng nguyên liệu, nhà máy đóng gói an toàn thực phẩm và quy trình xuất khẩu minh bạch, có truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam ảnh 1

Xuất khẩu sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên từ năm 2024 đến nay, Trung Quốc phát hiện sầu riêng Việt Nam và Thái Lan nhiễm cadimi. Từ đó, đối tác yêu cầu 100% lô hàng phải có giấy kiểm nghiệm cadimi và vàng O mới được thông quan. Nếu phát hiện tồn dư, mã số cơ sở đóng gói và vùng trồng sẽ bị phía Trung Quốc đình chỉ.

Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cho biết, đến nay có khoảng 55 mã số vùng trồng và 61 mã cơ sở đóng gói sầu riêng bị thu hồi. Từ tháng 9/2023 đến nay, Trung Quốc không chấp thuận thêm vùng trồng và cơ sở đóng gói nào.

Cả nước có 150.000 ha sầu riêng, nhưng hiện chỉ khoảng 20% diện tích được cấp mã số vùng trồng.

Về việc sầu riêng Việt Nam liên tục vi phạm an toàn thực phẩm (Cadimi, vàng O), Tiền Giang là tỉnh có nhiều mã số bị thu hồi. Lý do Cadimi được phát hiện trong đất vượt ngưỡng cho phép. Chưa hết, trong phân bón hữu cơ và vô cơ cũng bị phát hiện có Cadimi.

Hoạt động mua bán mã số tự do bằng hình thức "ủy thác xuất khẩu" tại cửa khẩu bị lợi dụng. Điều này khiến nước nhập khẩu không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ các lô hàng không đúng mã số. Các doanh nghiệp và hợp tác xã có mã số bị lợi dụng không hay biết, chỉ khi bị mất mã số họ mới nhận ra nhưng không có cách nào để lấy lại.

Tại Đắk Lắk, trong thời gian Trung Quốc kiểm soát chặt, các xe hàng từ Tiền Giang đã được chuyển đến các cơ sở có mã số tại Đắk Lắk. Hàng hóa được mở ra để kiểm nghiệm và lấy mẫu với yêu cầu ghi rõ số container, mã số vùng trồng và mã cơ sở đóng gói. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến các mã số tại các địa phương khác.

Theo ông Côn, đến tháng 7 tới, Nghị định thư giữa Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ hết hạn.

'Báo động đỏ' sầu riêng Việt Nam ảnh 2

Đắk Lắk có diện tích, sản lượng sầu riêng lớn nhất nước, sắp vào vụ thu hoạch năm 2025.

Chủ tịch Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk kiến nghị Bộ Nông Nghiệp và Môi trường cần rà soát, đánh giá đàm phán và tái ký kết nghị định thư, cũng như quá trình cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc.

Theo ông Vũ Đức Côn, cần lấy ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp trước khi ký kết nghị định thư để tránh lúng túng trong thực hiện. Bên cạnh đó cần nghiên cứu xây dựng quy định rõ ràng về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và xử lý vi phạm.

Đối với vùng trồng vi phạm như Tiền Giang, ông Côn đề nghị Cục Bảo vệ Thực vật khoanh vùng báo động đỏ và cải thiện quy trình canh tác.

Vị này cũng đề nghị xây dựng tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu, áp dụng khoa học công nghệ để kiểm tra độ tuổi và an toàn thực phẩm (hiện chỉ dựa vào kinh nghiệm của các “thợ gõ”).

Đến nay Trung Quốc chỉ phê duyệt một số phòng thí nghiệm do Cục Bảo vệ Thực vật giới thiệu để kiểm tra vàng O và cadimi. Để tránh độc quyền và cơ chế xin - cho, ông Côn đề nghị cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để mở thêm nhiều phòng thí nghiệm cho doanh nghiệp lựa chọn.

Huỳnh Thủy

Các tin khác

Thị trường mới nổi lên ngôi, cổ phiếu nội dẫn sóng?

Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Vào lúc 9h sáng nay (21/5), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118 - 120,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chênh lệch mua - bán 2,5 triệu đồng/lượng.

Doanh nghiệp bất động sản nợ trái phiếu bê bết

Doanh nghiệp đang có xu hướng quay lại huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, giá trị trái phiếu phát hành mới tăng mạnh. Tuy nhiên, nhiều đợt phát hành chỉ để nhằm đảo nợ. Nhiều công ty tiếp tục chậm thanh toán nợ trái phiếu, chủ yếu thuộc nhóm doanh nghiệp bất động sản.

Bỏ thuế khoán khuyến khích hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chính thức bỏ thuế khoán đối với cá nhân, hộ kinh doanh từ đầu năm 2026 song song với việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này được đánh giá sẽ khuyến khích nhiều hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp.