Sức khỏe

Đau mỏi vai kéo dài, đi khám thấy cột sống cổ mất độ cong sinh lý

Theo anh H., cơn đau xuất hiện âm ỉ và ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Anh đã tự điều trị tại nhà bằng dán cao, xoa dầu, nghỉ ngơi nhưng không cải thiện. 

Được biết, anh H. thường ngồi làm việc hơn 8 giờ mỗi ngày với màn hình máy tính đặt thấp hơn tầm mắt, cổ gập về phía trước, tư thế xấu kéo dài trong nhiều tháng. Anh còn có thói quen ngủ với gối cao và nằm nghiêng gập cổ.

Sau khi được thăm khám và chụp X-quang, kết quả cho thấy cột sống cổ anh H. mất hoàn toàn độ cong sinh lý (còn gọi là cổ thẳng - straight neck), khiến các đốt sống cổ gần như xếp dọc thay vì có độ ưỡn ra trước như bình thường.

Đau mỏi vai kéo dài, đi khám thấy cột sống cổ mất độ cong sinh lý - Ảnh 1.

Đau vai, cột sống cổ mất hoàn toàn độ cong sinh lý là bệnh lý phổ biến hiện nay

Ảnh: AI

Tiến sĩ - bác sĩ Ngô Thị Kim Oanh, Phó trưởng khoa Châm cứu - Dưỡng sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết: “Ở người trưởng thành khỏe mạnh, cột sống cổ có một độ cong nhẹ về phía trước. Khi đường cong này bị mất, cột sống sẽ trở nên "thẳng như cây gậy", làm tăng áp lực lên các đĩa đệm, khớp, dây chằng và cơ quanh cổ. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến thoái hóa sớm, thoát vị đĩa đệm cổ, chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây đau, tê tay, chóng mặt, thậm chí yếu cơ”. Hệ lụy không thể xem nhẹ

Sau khi đánh giá mức độ tổn thương, anh H. được điều trị bằng bài thuốc cổ phương và các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền, kết hợp phục hồi chức năng, bao gồm:

Châm cứu - điện châm - thủy châm: Giúp giảm co cứng cơ và cải thiện tuần hoàn máu vùng cổ, vai.

Kéo giãn cột sống cổ bằng máy: Phục hồi lại độ cong sinh lý.

Xoa bóp, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại: Hỗ trợ giảm đau, thư giãn cơ.

Tập vật lý trị liệu, dưỡng sinh: Điều chỉnh tư thế ngồi - nằm - làm việc.

Sau 3 tuần điều trị, tình trạng đau của anh H. giảm rõ rệt.

 - Ảnh 2.

Mất đường cong sinh lý cổ không chỉ gây đau đơn thuần mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thần kinh như rối loạn giấc ngủ

Ảnh: AI

Nguy cơ về thần kinh và cơ xương khớp

Theo tiến sĩ - bác sĩ Kim Oanh, mất đường cong sinh lý cổ không chỉ gây đau đơn thuần mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về thần kinh và cơ xương khớp, như:

Đau cổ - vai gáy mãn tính.

Chèn ép rễ thần kinh, gây tê lan xuống tay.

Đau đầu, chóng mặt, rối loạn thăng bằng.

Thoái hóa cột sống sớm, nguy cơ thoát vị đĩa đệm cổ.

Rối loạn giấc ngủ, suy giảm hiệu suất làm việc.

Nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng, phải phẫu thuật hoặc phục hồi chức năng dài hạn.

Các phòng cột sống cổ mất độ cong sinh lý

Các bác sĩ cũng cảnh báo rằng tình trạng mất đường cong cổ không còn là bệnh lý của người lớn tuổi, mà đang lan rộng ở độ tuổi 20-35 do lối sống thiếu vận động và phụ thuộc vào thiết bị điện tử. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, người trẻ cần:

Tự kiểm tra tư thế làm việc: Màn hình ngang tầm mắt, không cúi gập cổ lâu.

Duy trì vận động: Tập các bài kéo giãn - làm mạnh nhóm cơ cổ - vai - lưng.

Nghỉ giải lao định kỳ: Ít nhất mỗi 30-45 phút nên thay đổi tư thế.

Chọn gối ngủ phù hợp: Không quá cao hoặc quá cứng.

Các tin khác

Thị trường mới nổi lên ngôi, cổ phiếu nội dẫn sóng?

Giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu, các nhà đầu tư quốc tế đang có xu hướng chuyển dịch dòng tiền sang các thị trường mới nổi giàu tiềm năng, trong đó châu Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một điểm đến hấp dẫn.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Vào lúc 9h sáng nay (21/5), Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 118 - 120,5 triệu đồng/lượng, tăng 1,2 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Chênh lệch mua - bán 2,5 triệu đồng/lượng.

Bỏ thuế khoán khuyến khích hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Chính thức bỏ thuế khoán đối với cá nhân, hộ kinh doanh từ đầu năm 2026 song song với việc thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này được đánh giá sẽ khuyến khích nhiều hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp.