- Ngành công nghiệp xi măng chiếm 8% lượng khí thải CO2 toàn cầu
- Báo cáo của PENETRON cho biết có thể cắt giảm tới 65% lượng khí thải carbon từ những công trình bê tông bằng cách sử dụng phụ gia tinh thể tiên tiến làm giảm tính thẩm thấu của bê tông
- Phụ gia tinh thể tiên tiến giúp bê tông có độ bền cao hơn mà không cần dùng nhiều xi măng
- Bê tông có độ bền cao sẽ giúp giảm thiểu gần 90% lượng khí thải carbon sản sinh từ việc bảo trì công trình bê tông
- Sản phẩm màng chống thấm, vốn tạo nhiều khí thải CO2 vẫn tiếp tục thống trị ngành chống thấm bê tông
NEW YORK, 23/06/2022 /PRNewswire/ -- Các bên liên quan đến ngành xây dựng có thể giảm thiểu tới 65% lượng khí thải carbon từ bê tông bằng cách áp dụng thiết kế lâu dài và nâng cao độ bền của vật liệu. Đây là những nhận định từ báo cáo 2022 Towards Zero Carbon Concrete (Báo cáo hướng tới mức phát thải carbon bằng 0, năm 2022) do PENETRON, nhà cung cấp giải pháp chống thấm tinh thể thẩm thấu hàng đầu vừa công bố. Giảm thiểu sử dụng xi măng, một trong những vật liệu công nghiệp sử dụng nhiều carbon nhất - chiếm 8% lượng khí thải carbon toàn cầu, là yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu giảm thiểu CO2 toàn cầu.
Báo cáo cho thấy độ bền của bê tông là thách thức lớn nhất đối với tính bền vững trong xây dựng. Nước là nguyên nhân chính gây ra hư hỏng bê tông, trong đó 80% hư hỏng xuất phát từ hiện tượng ăn mòn. Vấn đề này kéo theo nhu cầu sửa chữa hoặc thay thế thường xuyên và tốn kém, làm tăng mức sử dụng xi măng và các vật liệu khác, tiêu tốn thêm nhiều năng lượng.
Theo ước tính, chi phí hàng năm cho việc sửa chữa các công trình bê tông cốt thép gần các khu vực ven biển lên tới 300 tỷ USD ở Mỹ và 755 triệu bảng ở Anh.
Báo cáo đã đánh giá rằng, chỉ riêng biện pháp bảo vệ chống thấm tích hợp đã có thể cắt giảm tới 90% lượng khí thải carbon trong quá trình bảo trì và sửa chữa các công trình bê tông. Ngoài ra, PENETRON ước tính rằng việc sử dụng bê tông bền, không thấm nước sẽ làm giảm 50% lượng khí thải carbon của công trình hoặc thậm chí nhiều hơn do vật liệu này kéo dài tuổi thọ của công trình.
Những đề xuất này phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban ICRI thứ 160 (ICRI - Viện Sửa chữa Bê tông Quốc tế), trong đó nêu rõ chiến lược bền vững hiệu quả nhất cho công trình bê tông chính là hạn chế sửa chữa. Ngừng sử dụng các lớp lót và lớp màng phát thải cao, kéo dài tuổi thọ của công trình bê tông, tránh sửa chữa tốn kém, cũng như sử dụng các sản phẩm không độc hại sẽ góp phần nâng cao tính bền vững cho các dự án xây dựng.
Ông Jozef Van Beeck, Giám đốc tập đoàn PENETRON International, nhận xét: "Báo cáo của chúng tôi đã chỉ ra rằng việc tăng cường độ bền bê tông chính là phương pháp hiệu quả nhất để cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon tại các dự án. Lượng khí thải này vốn đã rất lớn cả trong giai đoạn xây dựng lẫn quá trình sử dụng. Sử dụng các giải pháp chống thấm tích hợp lâu dài sẽ làm giảm nhu cầu bảo trì, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng, giúp giảm thêm đáng kể lượng khí thải carbon.
"Chúng tôi khuyến khích ngành công nghiệp này tiếp tục nỗ lực đổi mới và hướng tới giải pháp bền vững hơn. Tuy nhiên, chúng tôi ước tính có khoảng 80% công tác bảo vệ bê tông trên toàn cầu vẫn bị chi phối bởi các giải pháp không bền vững và kém hiệu quả, chẳng hạn như các sản phẩm dạng màng hoặc phương pháp xử lý tại chỗ. Không chỉ không hiệu quả, những phương pháp này thậm chí còn làm tăng lượng khí thải carbon từ công trình.
"Ngành xây dựng cần áp dụng rộng rãi công nghệ phụ gia tinh thể tiên tiến này hơn nhằm giúp bê tông chống thấm hiệu quả cũng như giảm đáng kể lượng khí thải carbon từ các dự án."
Các nền kinh tế lớn đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 trong việc sử dụng bê tông và thép để xây dựng các công trình công cộng vào năm 2050. Báo cáo nhấn mạnh những bước đi mà ngành xây dựng cần thực hiện để kết hợp các sản phẩm carbon thấp với những giải pháp phát triển bền vững vào dự án, chẳng hạn như:
- Sáng tạo ra các thiết kế thông minh nhằm tiêu tốn ít vật liệu hơn
- Xây dựng các kết cấu bền vững hơn nhằm kéo dài tuổi thọ công trình
- Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và tái chế vật liệu xây dựng
- Quy định rõ các giải pháp giảm thiểu dấu chân carbon
- Kết hợp với các chất thay thế xi măng (SCM) trong hỗn hợp bê tông
Báo cáo cũng kêu gọi ngành công nghiệp cần xem xét lại các vật liệu sử dụng cho các công trình ngầm, vốn đã trở nên vô cùng phổ biến tại những thành phố khan hiếm quỹ đất. Những màng chống thấm thông thường cho các công trình ngầm đều tạo ra lượng khí thải lớn, trong đó lượng khí thải của một số loại có thể lên tới 23 kg CO2/m2, xấp xỉ gấp ba lần lượng khí thải ra từ một gallon xăng (khoảng 4,55 lít)[1]. PENETRON ước tính rằng, việc ngừng sử dụng các màng không bền vững cho những công trình trên có thể giúp giảm tới 20% lượng khí thải carbon cho kết cấu phụ.
Để biết thêm thông tin về báo cáo, vui lòng truy cập: https://www.penetron.com/sustainable-concrete
[1] Greenhouse Gas Emissions from a Typical Passenger Vehicle (Phát thải khí nhà kính từ phương tiện vận tải khách thông dụng), bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) |
Giới thiệu về PENETRON
PENETRON cung cấp công nghệ chống thấm tinh thể tiên tiến, đại diện cho tiêu chuẩn vàng trong ngành nhằm bảo vệ bê tông vĩnh cửu. Hoạt động tại 105 quốc gia và nhiều cơ sở sản xuất trên khắp thế giới, PENETRON cung cấp sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật thông qua mạng lưới toàn diện gồm các nhà phân phối và công ty con.
PENETRON đạt chứng nhận về tiêu chuẩn môi trường ISO 14001 tại Hoa Kỳ; đồng thời, sản phẩm của PENETRON đóng vai trò trung tâm trong việc giúp nhiều dự án trên toàn thế giới đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như Dẫn đầu trong Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED).
Các sản phẩm của PENETRON phù hợp với các tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế như GREENGUARD Gold, Tuyên bố Sản phẩm Môi trường (EPD), CDPH và Chương trình Nhãn Hiệu Xanh Singapore (SGLS). Các sản phẩm hoàn toàn không chứa hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và không độc hại, là lựa chọn lý tưởng cho các công trình nước sinh hoạt.
PENETRON đã chứng minh thành tựu thông qua một số dự án tiêu biểu, chẳng hạn như Gardens by the Bay và Jewel ở Sân bay Changi tại Singapore; Sun Marina Town tại Việt Nam; Khu nghỉ dưỡng Universal Bắc Kinh tại Trung Quốc; Nhà máy khử mặn Gold Coast tại Australia; Menara Jakarta tại Indonesia; Nhà máy Kiểm soát Ô nhiễm Nước Davisboro tại Hoa Kỳ; Khu nghỉ dưỡng Riviera Maya Nickelodeon tại Mexico; Các sân vận động World Cup theo mô hình FIFA tại Brazil.