Động lực phát triển cho thị trường Bình Phước
Bình Phước là tỉnh có diện tích lớn nhất trong 19 tỉnh thành khu vực phía Nam, địa phương nằm tại vị trí chiến lược quan trọng trong việc kết nối giao thương với các tỉnh khu vực Tây Nguyên – Tây Nam Bộ với vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Do đó, Bình Phước có khả năng tạo cộng hưởng động lực phát triển với toàn vùng là rất lớn. Việc tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là giao thông liên vùng sẽ giúp hỗ trợ thúc đẩy rất lớn cho tăng trưởng kinh tế của địa phương này.
Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm đã và đang được tỉnh Bình Phước đầu tư triển khai mạnh mẽ. Điển hình như cao tốc TP HCM - Chơn Thành - Đắk Nông được xây dựng tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng; tuyến Đồng Phú - Bình Dương với tổng vốn đầu tư 2.253 tỷ đồng; dự án đường sắt Dĩ An - Hoa Lư tổng vốn đầu tư 948,6 triệu USD; quốc lộ 14 C kết nối Ðắk Nông với Bình Phước, Tây Ninh, Long An tổng chi phí đề xuất nâng cấp là 280 tỷ đồng. Cùng với đó là phát triển hệ thống bến bãi, cảng cạn, cầu vượt… nhằm tạo lợi thế cho xuất, nhập khẩu hàng hóa trong vùng và các nước trong khu vực.
Ngoài ra, tỉnh cũng dự kiến khởi công mới các dự án như: Xây dựng đường giao thông phía Tây QL.13 kết nối Bàu Bàng - Chơn Thành - Hoa Lư; nâng cấp đường QL.13 đoạn Liên ngành - Hoa Lư; xây dựng đường ĐT.753B kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư theo hình thức BOT như: Dự án nâng cấp, mở rộng ĐT741, dự án BOT đường Đồng Phú - Bình Dương.
Tọa lạc tại "tam giác vàng" khu công nghiệp, ngày càng có nhiều khu công nghiệp dịch chuyển về Bình Phước.
Không những thế, đây cũng là địa phương sở hữu tới 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686ha, trong đó có 8 khu công nghiệp đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng. Theo UBND tỉnh Bình Phước, năm 2021, dù ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn lại tăng gấp 3 lần so với năm 2020.
Cụ thể, năm 2021 tỉnh đã thu hút được 70 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với số vốn 600 triệu USD, tăng gấp 2 lần về số dự án và 3 lần về số vốn so với năm 2020. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 346 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 3,5 tỷ USD. Cùng với đó, trong năm 2021, tỉnh đã phê duyệt 100 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng.
Thời cơ cho bất động sản phát triển
Thị trường Bình Phước đang nổi lên như điểm đến đầu tư hấp dẫn nhờ sở hữu nhiều lợi thế tăng trưởng bền vững cùng quỹ đất rộng lớn. Như một "ngôi sao" nổi trội, thị xã Phước Long đang dần trở thành "bến đỗ" mới, chặng đường phát triển kinh tế địa phương đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, tự tin vươn lên với diện mạo mới đầy khởi sắc.
Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại, bài bản, tăng khả năng kết nối liên vùng cũng sẽ giúp giá trị bất động sản tại đây có thêm nhiều dư địa tăng trưởng vượt trội. Bộ mặt địa phương có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng giao thông, thủy lợi, văn hóa, giáo dục, y tế… được quan tâm phát triển.
Về định hướng phát triển, mục tiêu năm 2020 - 2025, Phước Long phấn đấu trở thành đô thị loại III và trung tâm kinh tế, thương mại - dịch vụ của tỉnh Bình Phước. Đến 2030 có tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao so với các vùng lân cận, Phước Long cũng xác định công nghiệp là khâu đột phá nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Đặc biệt, dư địa bất động sản còn lớn và nhiều khu vực giá vẫn còn "khá mềm". Đây là cơ hội để các chủ đầu tư lớn phát triển các dự án quy mô với quy hoạch bài bản, tiện ích đa dạng, đồng bộ, mang đến tiềm năng tăng giá bền vững, ổn định cho giới đầu tư cũng như người sở hữu. Điều này không chỉ thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn tác động mạnh cho thị trường bất động sản Phước Long bùng nổ trong thời gian tới.