QUẢNG CHÂU, Trung Quốc, 10/11/2022 /PRNewswire/ -- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Tập Cận Bình, từ ngày 30/10-2/11, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao đến thăm Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn với GDToday ngày 08/11, ông Lei Xiaohua, một nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Học viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, cho biết: "Thông qua chuyến thăm này, hai nước xã hội chủ nghĩa đang tìm cách cải thiện mối quan hệ song phương và trao đổi thêm lý thuyết sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 20 kết thúc".
Ông Lei nhấn mạnh rằng hai nhà lãnh đạo đã giải quyết các vấn đề chính trong mối quan hệ song phương liên quan đến hòa bình và cân bằng thương mại khu vực, giúp tìm ra một giải pháp hòa bình và thực tế để giải quyết các tranh chấp cũng như thắt chặt việc hợp tác.
Trung Quốc và Việt Nam đạt được đồng thuận về phát triển hòa bình
Bất chấp những tác động của biến động địa chính trị trên thế giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tái khẳng định tại cuộc họp rằng Việt Nam sẽ không cho phép bất kỳ quốc gia nào thành lập căn cứ quân sự tại Việt Nam; đồng thời, Việt Nam sẽ không gia nhập bất kỳ liên minh quân sự, hay sử dụng vũ lực để chống lại bất kỳ quốc gia nào, cũng như hợp tác với một quốc gia để chống lại quốc gia khác.
Ông Lei cho biết thêm: "Trên thực tế, lời tái khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất thống nhất với nghị quyết được đề xuất tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của ĐCSVN năm 2021, trong đó nêu bật tính độc lập, hòa bình, hợp tác, phát triển cũng như việc áp dụng các chính sách đối ngoại đa dạng và đa phương về các vấn đề quốc tế".
Ông cho biết Trung Quốc đánh giá cao và hoan nghênh việc duy trì chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam trong bối cảnh Mỹ đang rất nỗ lực chiếm Việt Nam do mưu đồ địa chính trị trong khi một số quốc gia tìm cách chia thế giới thành các khối ý thức hệ đối thủ.
Đối với vấn đề Biển Đông, ông Lei cho biết thái độ của hai bên đã rõ ràng dựa trên tuyên bố chung đưa ra ngày 2/11, trong đó nhấn mạnh rằng hai bên sẽ duy trì hòa bình và ổn định trên biển, đồng thời sẽ không để các vấn đề hàng hải ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quan hệ song phương.
Ông Lei nói thêm: "Hai nước đã đạt được sự nhất trí trong việc xử lý các tranh chấp một cách hợp lý và không để các tranh chấp gia tăng cũng như cản trở quan hệ hợp tác song phương. Về cách giải quyết tranh chấp, Việt Nam đề xuất các biện pháp thực tế như Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) trên cơ sở đồng thuận."
Nhấn mạnh những lợi ích chung để hướng đến mối quan hệ kinh tế bền chặt hơn
Trong lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc và Việt Nam nhất trí đẩy nhanh hợp tác theo BRI và kế hoạch "Hai hành lang và một vòng tròn kinh tế" (một sáng kiến nhằm đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực giữa miền Nam và Tây Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam).
Ông Lei chia sẻ: "Hai nhà lãnh đạo đề cao việc hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm gia tăng lưu thông giữa hai nước, đồng thời làm sáng tỏ những thách thức hiện có như sự khác biệt về tiêu chuẩn xây dựng đường sắt. Việt Nam cũng hướng tới hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi bao gồm năng lượng sạch, kinh tế số và thương mại điện tử xuyên biên giới".
Ông Lei coi đây là điểm nhấn của cuộc gặp mà hai bên đã giải quyết các vấn đề cùng quan tâm như thâm hụt thương mại và sự phân chia lợi ích trong hợp tác của Việt Nam.
"Hai bên đã nỗ lực mở rộng 'miếng bánh' lợi ích chung. Ví dụ, Trung Quốc cam kết tăng khối lượng nhập khẩu nông sản từ Việt Nam và tạo thuận lợi hơn cho hải quan để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại", ông Lei nói thêm.
Một số phương tiện truyền thông mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam thiên về tính cạnh tranh hơn là hợp tác, ông Lei cho rằng đó là một nỗ lực để chia rẽ hai nước vì mục đích chính trị thay vì phản ánh tình hình thực tế.
Theo Cục Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc từ lâu đã là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên toàn thế giới. Bất chấp đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, kim ngạch thương mại song phương vượt 200 tỷ USD vào năm 2021, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Ở tầm vĩ mô, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến kim ngạch thương mại lớn vượt qua một số thành phố của Trung Quốc. Quan trọng hơn, mọi người cần nhìn xa hơn những con số để thấy được rằng Trung Quốc và Việt Nam đã và đang củng cố quan hệ hợp tác trong những năm gần đây", ông Lei cho biết.
Ông Lei nói thêm rằng Việt Nam đang tìm cách đưa vào các công nghệ và đầu tư của Trung Quốc. "Một số dự án của Trung Quốc như Khu công nghiệp Long Giang đã đạt được sự phát triển toàn diện tại Việt Nam trong khi hai nước có một loạt dự án hợp tác trong lĩnh vực điện quang, điện gió và nhiệt điện."
"Là đầu tàu kinh tế và trung tâm công nghệ của Trung Quốc, Quảng Đông đóng vai trò quan trọng trong công cuộc cải cách và mở cửa của Việt Nam. Ông nhấn mạnh thêm rằng Quảng Đông có tiềm năng rất lớn để phối hợp với Quảng Tây, khu vực giáp biên giới Việt Nam với mạng lưới hợp tác chặt chẽ và dẫn đầu phát triển công nghiệp trong khu vực".
Dự kiến sẽ có nhiều trao đổi hơn về việc theo đuổi hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa
Trên cơ sở tuyên bố chung, Trung Quốc và Việt Nam cam kết luôn đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mưu cầu hạnh phúc cho người dân và tiến bộ cho nhân loại.
Ông Lei tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam có thể làm sâu sắc hơn mối quan hệ truyền thông và hợp tác trong việc theo đuổi hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, và con đường hiện đại hóa của Trung Quốc với 5 đặc điểm chính là tấm gương to lớn để Việt Nam noi theo.
"Ví dụ, một trong những đặc điểm của con đường hiện đại hóa Trung Quốc là chia sẻ thành quả hiện đại hóa cho 1,4 tỷ người dânTrung Quốc. Xét về mặt Trung Quốc và Việt Nam đều là những quốc gia đông dân, chúng tôi có thể chia sẻ ý kiến về các biện pháp khả thi để đạt được mục tiêu này", ông nói thêm.
Ngoài ra, ông Lei nhận định con đường hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội to lớn, đồng thời cho rằng "Nó sẽ mang lại cho Việt Nam một thị trường sôi động hơn và một môi trường khu vực hòa bình để phát triển trong tương lai."