Kinh doanh

Australia nêu điều kiện nhập khẩu bưởi tươi Việt Nam

Tóm tắt:
  • Bộ Nông nghiệp Australia xác nhận bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu nếu tuân thủ kiểm soát sinh vật gây hại và kiểm dịch thực vật.
  • Australia đánh giá rủi ro toàn bộ quy trình sản xuất và yêu cầu quản lý 19 sinh vật gây hại để bảo vệ hệ sinh thái.
  • Bưởi Việt Nam cần đáp ứng thêm quy định khi vận chuyển trong Australia và quá trình xác minh cuối cùng đang diễn ra.
  • Diện tích trồng bưởi Việt Nam tăng gấp đôi, sản lượng gần 1 triệu tấn, với nhiều giống đã xuất khẩu sang thị trường kỹ thuật cao.
  • Bưởi Việt Nam được xuất khẩu sang 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, New Zealand, Hàn Quốc, với kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh.

Văn phòng SPS Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Môi trường thông báo, Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Australia (DAFF) vừa chính thức ban hành “Báo cáo cuối cùng về yêu cầu an toàn sinh học đối với quả bưởi tươi nhập khẩu từ Việt Nam”, khẳng định bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia nếu tuân thủ đầy đủ các biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại và quy trình kiểm dịch thực vật.

Báo cáo cho thấy Australia đã hoàn tất đánh giá rủi ro với toàn bộ quy trình sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch và vận chuyển quả bưởi từ tất cả các vùng sản xuất thương mại ở Việt Nam.

Qua phân tích, DAFF xác định có 19 sinh vật gây hại cần biện pháp quản lý rủi ro để đảm bảo an toàn sinh học. Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái và nền nông nghiệp bản địa, Australia đề xuất sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát tại vùng trồng và trước khi thu hoạch. Sau khi nhập khẩu vào Australia, các sản phẩm bưởi cũng cần tuân thủ thêm quy định riêng khi vận chuyển giữa các bang.

Theo kế hoạch, sau khi báo cáo được công bố, phía Australia sẽ tiến hành các bước xác minh cuối cùng với Việt Nam để đảm bảo năng lực triển khai các biện pháp kiểm dịch. Khi hoàn tất, các điều kiện nhập khẩu chính thức sẽ được công bố trên hệ thống BICON của Australia - cổng thông tin quy định nhập khẩu thực vật và sản phẩm thực vật.

Văn phòng SPS Việt Nam đã có công văn chính thức gửi tới Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật để triển khai các bước tiếp theo đưa quả bưởi tươi Việt Nam sang thị trường Australia.

"Việc Australia công nhận khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học của Việt Nam mở ra cơ hội lớn cho ngành bưởi", Văn phòng SPS Việt Nam cho biết.

Australia nêu điều kiện nhập khẩu bưởi tươi Việt Nam ảnh 1

Bưởi Việt Nam đủ điều kiện nhập khẩu vào Australia. Ảnh minh họa: IT.

Hiện nay, diện tích trồng bưởi cả nước đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, từ 50.000 ha năm 2015 lên hơn 100.000 ha, sản lượng đạt gần 1 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Các giống bưởi như Năm Roi, Da Xanh, Diễn, Tân Lạc... hiện được xuất khẩu sang nhiều thị trường có yêu cầu kỹ thuật cao như Hoa Kỳ, EU, Canada và Nhật Bản. Tuy nhiên, khối lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, khoảng 5.000 tấn/năm, chủ yếu do hạn chế về quy chuẩn kỹ thuật và công nghệ bảo quản sau thu hoạch. Với việc mở cửa thị trường Australia, bưởi Việt Nam sẽ có thêm cơ hội tăng trưởng bền vững.

Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, quý I xuất khẩu bưởi của Việt Nam đạt hơn 17,5 triệu USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ. Nhờ đó, loại quả này lọt top 10 mặt hàng quả và quả hạch có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của nước ta, thị phần tăng từ 0,85% lên 1,5% trong 3 tháng đầu năm.

Cuối năm 2022, quả bưởi tươi - loại trái cây thứ 7 của Việt Nam, sau các loại xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa được phép nhập khẩu vào Mỹ sau 5 năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nỗ lực đàm phán.

Tương tự, trái này cũng được xuất khẩu chính ngạch sang New Zealand kể từ tháng 12/2022, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đột biến. Mới đây vào tháng 4/2024, bưởi tiếp tục được 'cấp visa' sang thị trường Hàn Quốc.

Đến nay, bưởi tươi Việt Nam đã được xuất khẩu sang 12 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các tin khác

Elon Musk tiếp tục nhận tin buồn

Bất chấp việc người dân châu Âu đang chuyển sang dùng xe điện nhiều hơn, Tesla lại đang trải qua giai đoạn doanh số sụt giảm nghiêm trọng trên toàn khu vực. Những yếu tố như cạnh tranh khốc liệt, hình ảnh cá nhân của Elon Musk và căng thẳng thương mại đang khiến hãng xe Mỹ gặp nhiều khó khăn.

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới ra sao sau động thái lãi suất cứng rắn?

Giá vàng tăng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cảnh báo lạm phát gia tăng và rủi ro thị trường lao động làm gia tăng bất ổn kinh tế. Nhà đầu tư chờ đợi kết quả của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung vào cuối tuần.

Ba không khi ăn lòng lợn

Là món khoái khẩu của nhiều người nhưng lòng lợn đòi hỏi chế biến cẩn thận, thậm chí một số người nên tránh xa.

Hàng trăm người mua biệt thự "ma" của LDG muốn nhận nhà

Tính đến nay, Công ty CP Đầu tư LDG đã ký hợp đồng nguyên tắc với 359 với khách hàng để hứa bán các căn nhà trong dự án, thu lợi bất chính hơn 533 tỷ đồng. Trong đó, hơn 320 khách hàng kiến nghị cơ quan chức năng tạo điều kiện để công ty hoàn thành.

Phát minh vô hình đã thay đổi thế giới: Bí mật của thứ công nghệ có mặt từ chiếc tai nghe nhỏ gọn đến cả ngành công nghiệp ô tô, y tế và nhà thông minh

Không có buổi ra mắt rầm rộ, không ánh đèn sân khấu, cũng chẳng có màn biểu diễn công nghệ ngoạn mục. Vào ngày 7 tháng 5 năm 1998, một chuẩn kết nối không dây mới mang tên Bluetooth âm thầm xuất hiện, nhưng rồi âm thầm thay đổi cách con người kết nối với thế giới.