Thời sự

"Anh em nương tựa" nhìn từ lý thuyết kinh tế học: Ai mới thực sự là nạn nhân của nạn bồ nhí?

Trong xã hội Trung Quốc và trên thế giới hiện nay, tình trạng đại gia có nhiều bồ nhí diễn ra rất phổ biến. Đàn ông càng giàu có, càng quyền lực thì tỷ lệ có vợ hai càng lớn.

Vậy điều gì đang diễn ra? Tại sao luật pháp ủng hộ chế độ 1 vợ 1 chồng? Ai mới là người bị hại trong mối quan hệ "anh em nương tựa" và bị hại như thế nào? Mô hình kinh tế về thị trường phối ngẫu phi chính thức có những đáp án khá thú vị cho những câu hỏi này.

Giả sử 10 người đàn ông thì có 1 ông nhà giàu, có "anh em nương tựa", nuôi 3 bồ nhí một lúc và những người khác chỉ đủ khả năng cưới 1 vợ. Như vậy thị trường còn lại sẽ có tỷ lệ sẽ là 9 người đàn ông chỉ muốn có 1 bạn đời cùng với 7 phụ nữ không có đại gia bao nuôi.

Rõ ràng, tình trạng bao nuôi bồ nhí, ngoại tình đang khiến mất cân bằng nam nữ trong nhóm những người chỉ có 1 bạn đời.

Anh em nương tựa nhìn từ lý thuyết kinh tế học: Ai mới thực sự là nạn nhân của nạn bồ nhí? - Ảnh 1.

Điều này sẽ gây mất cân bằng xã hội cũng như ảnh hưởng đến thị trường lao động và tiêu dùng. Tỷ lệ kết hôn giảm đi kèm với đó là tỷ lệ sinh thấp, mất cân bằng dân số cùng với nhiều hệ lụy khác. Đây là nguyên nhân chính khiến chính phủ ủng hộ 1 vợ 1 chồng thay vì chế độ đa thê.

Do quá thiếu phụ nữ phù hợp để kết hôn nên các "điều khoản giao dịch" trên "thị trường bạn tình" này sẽ trở nên cực kỳ bất lợi cho đàn ông. Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng thừa nam thiếu nữ ở Trung Quốc do phá thai khi biết là con gái và chế độ 1 con khiến nữ giới cực kỳ có giá trên thị trường hôn nhân nước này.

Tình hình này cũng diễn ra ở nhiều nước phát triển như Hàn Quốc, khiến cánh mày râu đua nhau sang các quốc gia nghèo hơn để kiếm vợ khi phụ nữ của nước họ trở nên đắt giá.

Nghe có vẻ kỳ nhưng những nước càng giàu, tỷ lệ ngoại tình và ly hôn càng cao còn phụ nữ thì càng có giá, cánh mày râu càng khó kiếm vợ. Rõ ràng theo lý thuyết kinh tế, chẳng có cái gọi là quyền bình đẳng giới khi có sự chênh lệch cung cầu trên thị trường.

Nhiều người đàn ông cuối cùng sẽ không bao giờ có thể kết hôn và quy luật cung cầu khiến nạn bồ nhí gây thiệt thòi cho chính cánh mày râu hơn là chị em phụ nữ.

Bên cạnh đó, chính những cô bồ nhí cũng đang tự đặt mình vào tình cảnh không có lợi thế khi đi "nương tựa" người đã có gia đình. Lý do sẽ được giải thích kỹ càng ở phần cuối bài.

Tại sao tán gái ngày càng khó?

Đàn ông mới là những kẻ chịu thiệt nhiều nhất trong mối quan hệ "anh em nương tựa" khi xét đến sự tranh đua đầu tốn kém của cánh mày râu để giành lấy sự chú ý của phụ nữ.

Anh em nương tựa nhìn từ lý thuyết kinh tế học: Ai mới thực sự là nạn nhân của nạn bồ nhí? - Ảnh 2.

Do giới đại gia bao nuôi bồ nhí nên các chị em ngày càng trở thành hàng hiếm. Hệ quả là đàn ông ngày nay phải đối mặt với áp lực ngày càng căng thẳng hơn để kiếm tiền cũng như đổ nhiều thời gian rèn luyện cơ bắp hơn. Rõ ràng một người đàn ông giàu có, đẹp trai và có sức hút sẽ dễ kiếm được phụ nữ, thậm chí là bồ nhí trong thị trường tự do cạnh tranh đầy khốc liệt này.

Đàn ông cũng sẽ đi phẫu thuật thẩm mỹ nhiều hơn. Chi phí mua nhẫn đính hôn tăng. Bó hoa tặng nàng ngày Lễ Tình nhân phải gồm hai tá hoa hồng. Nhưng dù cho cánh đàn ông có nỗ lực đến đâu đi chăng nữa thì một số nhất định cũng phải chịu cảnh phòng không.

Hệ quả là chính phủ buộc phải quy định chế độ 1 vợ 1 chồng nhằm đảm bảo cân bằng tỷ lệ hôn nhân, rằng phụ nữ vốn dần trở thành một loại tài nguyên khan hiếm sẽ được phân bổ đồng đều cho cánh mày râu thay vì tập trung xung quanh giới đại gia.

Độc quyền vẫn tốt hơn tự do

Nhiều người cho rằng những cô bồ nhí được hưởng lợi trong mối quan hệ "anh em nương tựa", thế nhưng chính họ mới là người chịu thiệt nếu nhìn từ góc độ kinh tế học.

Anh em nương tựa nhìn từ lý thuyết kinh tế học: Ai mới thực sự là nạn nhân của nạn bồ nhí? - Ảnh 3.

Theo lý thuyết kinh tế, độc quyền sở hữu đàn ông có lợi hơn so với việc phải cạnh tranh. Bởi vậy nếu yêu đương với người chưa có gia đình, phụ nữ sẽ được hưởng sự độc quyền và các điều khoản giao dịch có lợi mà không phải cạnh tranh.

Trái lại, những cô bồ nhí "nương tựa" sẽ buộc phải cạnh tranh với người vợ và chấp nhận những điều khoản giao dịch không có lợi nhằm níu kéo người tình. Rõ ràng chẳng có cô em "nương tựa" nào muốn bị coi thành đồ chơi và vứt bỏ, nhưng để làm được điều đó họ sẽ tự hạ giá theo quy luật cung cầu, bởi người đàn ông lúc này có nhiều sự lựa chọn hơn.

Thế nhưng, nhiều chị em vẫn từ bỏ 90% nam giới, những người độc thân sẵn sàng cung phụng họ để đến với 10% đại gia dù biết phải hạ giá và cạnh tranh gay gắt.

Tất nhiên, việc nhìn hôn nhân và ngoại tình từ góc độ kinh tế nghe khá kỳ lạ nhưng rõ ràng không phải tự dưng mà pháp luật công nhận chế độ 1 vợ 1 chồng. 

Suy cho cùng, phụ nữ theo một góc nào đó cũng là một dạng tài nguyên khan hiếm mà cánh đàn ông cần phải đấu tranh để có và giữ lấy. Tất nhiên giới đại gia thì luôn muốn có nhiều tài nguyên hơn nữa, nhưng điều này lại chẳng có lợi cho thị trường chung.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm