Kỹ năng sống

Ăn hết đĩa gan lợn xào, người đàn ông bỗng ngã vật phải nhập viện cấp cứu: Bác sỹ tìm được loại virus khiến ai cũng kinh hãi

Người đàn ông phải cấp cứu sau khi ăn gan lợn

Ông Lý 52 tuổi, đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc là một tín đồ của món gan lợn xào ớt chuông nên ăn khá thường xuyên trong tuần.

Gần đây, sau một bữa ăn tối cũng dùng món ăn này, ông Lý bất ngờ bị tiểu chảy kèm các triệu chứng như buồn nôn, bụng chướng, kiệt sức. Một tuần sau, cơ thể ông luôn trong tình trạng lờ đờ, phần lưng dưới tiếp tục đau nhiều, màu nước tiểu chuyển từ vàng nhạt sang vàng đậm và cuối cùng là nâu đen nên ông Lý vội vàng đến bệnh viện Chiết Giang điều trị.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện cơ thể ông có vi rút viêm gan E nên gan của ông bị tổn thương và bị suy gan cấp tính. Sau khoảng nửa tháng điều trị cẩn thận, tình trạng của ông Lý đã dần cải thiện và cuối cùng ông đã được xuất viện an toàn.

Bác sĩ cho rằng, trong trường hợp của ông Lý, rất có thể do gan lợn đã bị nhiễm vi-rút viêm gan E. Khi xào nấu gan lợn không chín kỹ nên không tiêu diệt được vi-rút, lâu ngày vô tình gây hại cho gan. Bác sĩ khuyến cáo, thực phẩm phải được nấu chín kỹ trong 5 phút ở nhiệt độ 100 độ C mới có thể tiêu diệt được vi rút viêm gan E.

Trong khoảng thời gian ông Lý nhập viện, khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện nhân dân tỉnh Chiết Giang cũng đã tiếp nhận liên tiếp hai bệnh nhân "viêm gan E cấp tính". Một trong số họ thích ăn hải sản sống và thịt tẩm ướp, người còn lại ăn ở ngoài quanh năm và thường xuyên la cà ở các quán ăn đường phố khác nhau.

Bệnh viêm gan E là gì?

Viêm gan E là bệnh viêm gan do vi rút viêm gan E gây ra. Vi rút viêm gan E là loại vi rút chuỗi đơn ARN, hiện đã tìm ra 8 kiểu gen chính. Kiểu gen 1 và 2 là chủ yếu gây bệnh ở người; kiểu gen 3 và 4 gây nhiễm ở một số động vật như lợn nhà, lợn rừng, nai và có thể lây sang người; kiểu gen 5 và 6 chủ yếu mới được phát hiện ở lợn rừng, kiểu gen 7 và 8 tìm thấy trên cả người và lạc đà.

Bên cạnh các bệnh lí viêm gan B, viêm gan C, bệnh viêm gan E vẫn đang là vấn đề ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu người nhiễm vi rút viêm gan E; khoảng 3,4 triệu người có biểu hiện triệu chứng; 70.000 người chết và 3000 thai chết lưu.

Ở Việt Nam, cho đến nay mặc dù chưa có nghiên cứu dịch tễ đủ lớn, nhưng một số nghiên cứu cũng đã cho thấy tỷ lệ mới nhiễm và đã từng nhiễm vi rút viêm gan E thực sự vẫn là vấn đề cần quan tâm. Bên cạnh các biểu hiện liên quan đến viêm gan, nhiễm vi rút viêm gan E có thể gây tổn thương các cơ quan khác gây biểu hiện lâm sàng phức tạp, khó chẩn đoán.

Vi rút viêm gan E lây như thế nào?

Bệnh viêm gan E chủ yếu lấy qua đường phân – miệng. Vi rút viêm gan E được đào thải qua đường phân của người hoặc động vật bị nhiễm, sau đó qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh không được nấu chín lây cho người bệnh khác.

Các con đường khác có thể lây nhiễm nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ bao gồm: Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống hoặc không được nấu chín lấy từ động vật bị nhiễm; truyền máu, chế phẩm máu của người đang bị viêm gan E cho người khác; lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.

Ăn hết đĩa gan lợn xào, người đàn ông bỗng ngã vật phải nhập viện cấp cứu: Bác sỹ tìm được loại virus khiến ai cũng kinh hãi - Ảnh 1.

Hậu quả nhiễm vi rút viêm gan E

Phần lớn các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan E không có biểu hiện triệu chứng, tự khỏi trong vòng 4-6 tuần.

Khoảng 7-30% các trường hợp còn lại có biểu hiện triệu chứng, thời gian ủ bệnh 15-60 ngày, trung bình 40 ngày sau khi phơi nhiễm.

Các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn. Một số ít có biểu hiện vàng da vàng mắt, tiểu sẫm màu, phân bạc màu, ngứa ngoài da. Bệnh thường tự khỏi và hồi phục trong vòng 2 đến 6 tuần.

Một số ít các trường hợp có thể diễn biến nặng gây suy gan cấp, tỷ lệ tử vong trong các vụ dịch dao động 1-3%. Tuy nhiên, với bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, viêm gan E có thể gây bệnh trầm trọng hơn với tỷ lệ tử vong cao hơn, trong nhóm bệnh nhân viêm gan E đang mang thai ở 3 tháng cuối của thai kỳ, thống kê các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong có thể cao từ 10 đến 30%.

Viêm gan E có thể thúc đẩy tình trạng suy gan tiến triển trên những người có bệnh gan mạn tính trước đó hoặc những bệnh nhân được ghép tạng phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch, gây ra tình trạng bệnh gan mất bù và tử vong.

Giai đoạn có thể lây truyền của bệnh nhân viêm gan E chưa được hiểu biết chính xác, nhưng đã có nghiên cứu ghi nhận sự tồn tại của vi rút viêm gan E trong phân người bệnh 1 tuần trước khi có biểu hiện triệu chứng và có thể tồn tại đến 30 ngày sau khi có biểu hiện vàng da vàng mắt. Các trường hợp nhiễm vi rút viêm gan E mạn tính đào thải vi rút cho đến khi họ vẫn còn nhiễm.

Viêm gan E có gây ung thư không?

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về sự tiến triển của viêm gan E cấp tính thành mạn tính ở các nước phát triển, nơi chủ yếu genotype 1 và 2 chiếm ưu thế.

Thông thường, sau 7-10 ngày bệnh sẽ tự khỏi, không trở thành bệnh mạn tính nên không gây ra nguy cơ mắc các bệnh xơ gan, ung thư gan,...

Tuy nhiên, sự gia tăng bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan E genotype 3 ở các nước phát triển có thể tiến triển dẫn đến bệnh viêm gan mạn tính. Các trường hợp mạn tính này chủ yếu được ghi nhận ở các bệnh nhân được ghép tạng đặc, những người phải điều trị thuốc ức chế miễn dịch.

Nguồn: Aboluowang, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Ăn hết đĩa gan lợn xào, người đàn ông bỗng ngã vật phải nhập viện cấp cứu: Bác sỹ tìm được loại virus khiến ai cũng kinh hãi - Ảnh 2.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm