Theo bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Forbes công bố năm 2017, Henry Sy, nhà sáng lập 93 tuổi của tập đoàn SM đứng thứ 94, giữ vị trí người giàu nhất Philippines 10 năm liên tiếp với khối tài sản khoảng 12,7 tỷ USD. Ông cho biết, dù làm bất cứ việc gì cũng phải nỗ lực hết mình, phấn đấu vươn lên dẫn đầu. Trong danh sách 10 trung tâm mua sắm hàng đầu thế giới, tập đoàn SM đã chiếm gần 1/3. Bí quyết thành công của ông ấy là gì?
1. Học hỏi từ những người khác, cải tiến và đổi mới
Khi Henry Sy còn nhỏ, gia đình ông kinh doanh cửa hàng tạp hóa bán hạt giống rau, đồ khô và các nhu yếu phẩm hàng ngày. Ông vừa học vừa phụ giúp cha mẹ buôn bán, nên từ đó cũng dần dần có chút hiểu biết về ngành bán lẻ.
Không lâu sau, chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Nhật Bản xâm lược Philippines, và mọi thứ chớp mắt tan thành mây khói. Henry Sy buộc phải nghỉ học để mưu sinh.
Ông ấy nói, những người khác nghĩ rằng ngành công nghiệp giày là một ngành kinh doanh nhỏ, nhưng riêng ông không nghĩ vậy. Song song với thời kỳ tái thiết sau chiến tranh ở Philippines, nhu cầu về vật liệu sinh hoạt của người dân tăng cao, một mặt Henry Sy mở rộng kinh doanh, mặt khác thâm nhập vào Châu Âu và Châu Mỹ để tìm hiểu thị trường kinh tế ở đó và mua các sản phẩm có doanh số bán hàng cao nhất về bán lại tại cửa hàng của mình.
Từ cửa hàng giày dép cho đến các trung tâm thương mại lớn, Henry rất giỏi học hỏi phương pháp kinh doanh của người khác, ông còn cải tiến mô hình kinh doanh của mall of America thành "đồ bản địa" mall of Asian nữa. Công việc kinh doanh ngày càng phát triển, năm 1960, ông bắt đầu lập ra trung tâm mua sắm SM với mức doanh thu kỷ lục lên đến hàng tỷ.
Henry Sy thích đi đến các trung tâm mua sắm trên khắp thế giới, khi nhìn thấy những thứ tốt, ông ấy sẽ quan sát kỹ lưỡng và suy nghĩ xem, làm cách nào để áp dụng chúng cho trung tâm mua sắm của mình, còn những điểm không tốt, ông ấy cũng sẽ nghĩ ra phương pháp để SM không đi vào vết xe đổ đó.
Mỗi khi Henry Sy đến một nơi nào đó, ông ấy đều phải đi xem hải sản, thức ăn được nấu chín và nhà vệ sinh. Ông nói, độ tươi của hải sản và thực phẩm nấu chín phản ánh tình trạng kinh doanh của một trung tâm thương mại và lượng khách tới lui ở đó. Nhà vệ sinh không sạch sẽ phản ánh trực tiếp việc quản lý của trung tâm thương mại.
Khác với các trung tâm mua sắm ở châu Âu và Châu Mỹ, trung tâm mua sắm của SM hạn chế các thương hộ tương tự mở bán trong trung tâm mua sắm, đồng thời không vì vài đồng hoa hồng mà khuyến khích việc cạnh tranh cùng ngành, nhờ đó đã tích lũy được không ít khách hàng trung thành.
2. Bất cứ lúc nào cũng luôn sẵn sàng để nắm bắt cơ hội
Trong cuộc chính biến ở Philippines năm 1985 và 1991, Henry Sy đã phớt lờ sự phản đối của mọi người và mở một trung tâm mua sắm. Ông cho rằng ngành bán lẻ là một ngành rất có triển vọng trong tương lai. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, ông vẫn kiên quyết mở hai trung tâm thương mại nữa.
Craigie, nhà xuất bản tạp chí "Profit" của Philippines, nhận xét: "Henry Sy thực sự quá điên rồ, điên như một con cáo vậy. Đối với việc đầu tư vào trung tâm mua sắm, ông ấy chưa bao giờ phạm sai lầm, không một lần nào."
Sự táo bạo và thành công rực rỡ này đã khiến mọi tầng lớp trong xã hội phải thốt lên và ghen tị. Ngoài ra, Henry Sy còn lập kế hoạch xây dựng trung tâm thương mại Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á để tạo ra một khu mua sắm tổng hợp đủ các loại đồ ăn, thức uống và giải trí.
Ông tạo cả một sân trượt băng ở SM Mall, Philippines, để các môn thể thao vốn thuộc về vùng lạnh giá cũng có thể trở thành một hoạt động giải trí cho người dân ở vùng nhiệt đới. SM đã thay đổi cách sống của người dân trên nhiều phương diện, điều này được Tổng thống Philippines Arroyo đánh giá cao.
3. Đi trước người khác một bước
Mặc dù sự nghiệp của Henry Sy rất phát triển ở Philippines nhưng ông vẫn luôn nhớ về nơi mình sinh ra, là Phúc Kiến, Trung Quốc. Vào đầu những năm 1990, sau một số cuộc khảo sát, Henry Sy đã đầu tư một số tiền lớn vào việc xây dựng SM City Plaza ở Tấn Giang, Phúc Kiến.
Henry Sy rời Trung Quốc để theo cha mẹ đến Philippines khi mới 7 tuổi, nhưng ông luôn dành tình cảm sâu đậm cho quê hương của mình.
"Một nửa các khoản đầu tư của tôi vào Trung Quốc đại lục là vì tình cảm quê hương, nửa còn lại mới là các cân nhắc về lợi nhuận. Những người con lưu lạc hải ngoại hầu hết đều rất nhớ quê nhà, góp một phần nhỏ cho sự phồn vinh của quê hương là điều mà mỗi người trai gái Trung Quốc đều nên làm." - Henry Sy.
Tấn Giang là dự án đầu tiên của ông tại Trung Quốc đại lục, vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa mở cửa cho ngành bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của thị trường bán lẻ bên Trung Quốc tương đối chậm, SM City Plaza đã liên tục bị trì hoãn và không thể mở cửa do nhiều lý do khác nhau như văn hóa, v.v..
Về vấn đề này, Henry Sy quyết định kiên nhẫn chờ đợi cơ hội, đồng thời ngay lúc đó ông còn truyền đạt kinh nghiệm trong ngành giày cho các nhà lãnh đạo của Tấn Giang, cung cấp địa điểm miễn phí và giúp Tấn Giang tổ chức hội chợ quốc tế ngành giày. Tháng 11 năm 2005, SM City Plaza ở Tấn Giang chính thức khai trương, nhưng Henry Sy vẫn cho xây dựng một địa điểm rộng 20.000m2 bên ngoài trung tâm mua sắm, tiếp tục cung cấp địa điểm cho chính phủ để làm triển lãm.
Henry Sy, không bao giờ lo lắng về việc thị trường bị bão hòa. Đối với ông mà nói, Philippines chỉ gần bằng một Phúc Kiến, mà Trung Quốc thì có quá nhiều thị trường, mở 100 cửa hàng cũng còn ít nữa là.
Ông nói: "Bất cứ nơi nào mà SM Mall được xây dựng, thì môi trường nơi đó sẽ được cải thiện, tăng doanh thu thuế cho chính phủ và giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, đó là một mối quan hệ cộng sinh. Đây chính là bí quyết của chúng tôi.".