Kỹ năng sống

8 tháng "ăn không ngồi rồi", tuần chơi golf 3, 4 lần, tôi nhận ra: Nghỉ hưu sớm rất vô nghĩa, cần tiếp tục "cày tiền" để làm gương cho con

Ở tuổi 36, Jace Mattinson quyết định nghỉ hưu sau 4 năm bán công ty khai thác gỗ với giá bảy chữ số (theo USD). Số tiền kiếm được đủ để Mattinson không phải làm gì đến cuối đời.

“Tôi chơi golf 3-4 lần/tuần. Tôi làm tất cả những điều mà phần lớn những năm qua mình không thể thực hiện”, Mattinson nói với Business Insider.

Tuy nhiên, chỉ sau 8 tháng, anh nhận ra kế hoạch nghỉ hưu không trọn vẹn như mình tưởng, quyết định quay trở lại công việc phân phối gỗ và làm lại podcast tài chính. Mattinson nói anh muốn tiếp tục làm gương tốt cho các con.

Jace Mattison từng là fan của phong trào FIRE (Từ viết tắt của độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm). Ý tưởng là làm việc chăm chỉ, có nhiều nguồn thu nhập, sống một cuộc sống thắt lưng buộc bụng, đầu tư thận trọng và xây dựng tài chính đủ vững để nghỉ hưu sớm.

Những người theo phong trào FIRE thường tiết kiệm hoặc đầu tư phần lớn thu nhập. Một số làm thêm các công việc tay trái hoặc trì hoãn các cột mốc quan trọng trong đời như kết hôn và sinh con. Nguyên tắc chung phổ biến là ‘quy tắc 4%’, nghĩa là đặt mục tiêu tiết kiệm gấp 25 lần hàng năm để có thể rút 4% số tiền mỗi năm sau khi nghỉ việc. Một số người tham gia FIRE cho biết mục tiêu tiết kiệm của họ là từ 1,5 triệu đến 2,5 triệu USD.

Theo phân tích của Business Insider về những người Mỹ về hưu, chỉ có 2,2% ở độ tuổi 50 trở xuống. Chưa đến 1% là những người dưới 35 tuổi. Chỉ 0,75% tổng số người Mỹ trên 18 và dưới 50 tuổi đã nghỉ hưu.

BI đã nói chuyện với hàng chục người thuộc thế hệ Millennials đã hoặc đang trên đà đạt được sự độc lập về tài chính. Hầu hết đều nghĩ rằng nghỉ hưu sớm rất vô nghĩa. Họ muốn tiếp tục xây dựng sự nghiệp hoặc đóng góp cho cộng đồng.

“Họ nhấn mạnh vào FI (tự do tài chính) thay vì RE (nghỉ hưu sớm). Thật tuyệt khi chứng kiến điều này. Nó cho thấy độc lập tài chính mới là động cơ thôi thúc họ cố gắng”, Scott Rieckens, nhà sản xuất bộ phim Play with FIRE nói.

Brad Barrett, người dẫn chương trình podcast ChooseFI, nhận định độc lập tài chính cho phép ai đó sống một cuộc sống mà họ mong muốn, song nghỉ hưu sớm lại đồng nghĩa với việc quay lưng với tất cả.

8 tháng

Mitch, 37 tuổi, cho biết mình sẽ tạm nghỉ hưu một thời gian ngắn. Anh chàng đã lên kế hoạch cho chuyến đi 22 điểm đến công viên quốc gia vào mùa hè này.

Đang sở hữu khối tài sản ròng trị giá khoảng 2 triệu USD, song Mitch không cho phép mình dừng làm việc. Anh chỉ định nghỉ ngơi ít ngày sau khoảng thời gian căng thẳng cống hiến.

Chia sẻ với BI, Mitch cho biết anh tình cờ gia nhập cộng đồng tài chính cá nhân trực tuyến khi mới ngoài 30 tuổi và chính điều này đã truyền cảm hứng cho anh và vợ tăng khoản tiền tiết kiệm lên ít nhất 75% thu nhập. Mitch nói: “Nghỉ hưu hạnh phúc là tiếp tục làm bất kỳ điều gì để rèn luyện trí não và đặt ra mục đích cho bản thân”.

Thay vì nghỉ hưu theo cách truyền thống, thế hệ trẻ độc lập về tài chính đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và giải trí. Sabina Horrocks là một ví dụ.

Với cô, việc trở thành triệu phú là điều “khá nhàm chán”. Cô và chồng hiện có khoản thu nhập sáu con số và gần đây đã đạt tài sản ròng khoảng 2 triệu USD. Họ đầu tư tiền từ rất sớm, giữ chi tiêu hàng ngày ở mức thấp và cuối cùng mua bất động sản cho thuê.

Sabina Horrocks hiện đã dừng công việc kinh doanh song không có ý định nghỉ làm hoàn toàn. Bà mẹ nội trợ này vẫn dự định tiếp tục viết blog và trở thành một huấn luyện viên tài chính - điều khá quen thuộc đối với những ai theo đuổi FIRE.

Michelle Schroeder-Gardner, 34 tuổi, điều hành blog Making Sense of Cents, sống chủ yếu trên xe điện hoặc thuyền buồm cùng chồng suốt những năm qua. Đến năm 2017, blog, hoạt động bán quảng cáo và khóa học mà họ tạo ra đã mang lại doanh thu gần 1,2 triệu USD. Đến năm 2018, hai vợ chồng đã đạt sự độc lập về tài chính. Sau nhiều năm làm việc 100 giờ/tuần, giờ đây Michelle dành 10 giờ/tuần cho công việc kinh doanh và kiếm được 600.000 USD/năm.

“Tôi có thể đi du lịch bất cứ khi nào tôi muốn. Tôi có thể làm việc bất cứ khi nào tôi muốn. Kế hoạch của tôi là tiếp tục làm công việc này, kiếm thêm một chút tiền và tiết kiệm nhiều nhất có thể”, Michelle nói.

Lauren và Steven Keys, những người đã bỏ công việc toàn thời gian ở tuổi 20, cũng có quan điểm tương tự.

Steven làm việc tự do nhưng dành phần lớn thời gian cho dịch vụ dạy kèm trực tuyến có tên CramBetter do chính mình sáng lập. Trong khi đó, Lauren có một số khách hàng trên mạng xã hội và chỉ làm việc vài giờ cùng họ mỗi tháng.

“Có quan niệm sai lầm về việc nghỉ hưu sớm rằng bạn sẽ không bao giờ kiếm thêm tiền nữa và chỉ ngồi trên bãi biển cả ngày cho đến hết đời. Chúng tôi sẽ không bao giờ ngừng kiếm tiền”, Steven nói.

Động lực có thể đến từ nỗi sợ hết tiền. Thu nhập kiếm được trước đây giờ thực chất chỉ là tài sản hữu hạn. Dù có tiết kiệm và chi tiêu dè sẻn đến mấy, nhiều người vẫn cảm thấy mình phung phí.

Câu chuyện về Gwendolyn Merz là một ví dụ điển hình.

Hưởng ứng phong trào FIRE (nghỉ hưu sớm), Merz cố gắng tập trung tiết kiệm và cắt giảm chi tiêu cho nhà ở, đi lại và thực phẩm. Cô thuê một căn nhà ở phía bắc Illinois với giá 900 USD, thậm chí sống chung với 1 người bạn để giảm tiền phòng.

Sau đó ít lâu, Merz chuyển đến 1 căn hộ 3 tầng và cho thuê 2 căn trống với số tiền nhiều hơn khoản thế chấp hàng tháng.

“Tôi biến khoản chi này trở thành một cơ hội thu nhập”, Merz kể. “Mọi việc diễn ra tốt đẹp vì đó là thời điểm thị trường tăng trưởng. Tôi đã tiết kiệm được 200.000 USD trong 5 năm”.

Tuy nhiên, với số tiền 200.000 USD, cô gái trẻ không thực sự thoải mái và bắt đầu hối hận vì đã bỏ việc. Merz cũng không thể sử dụng tiền tiết kiệm vì chúng bị bó buộc trong các tài khoản hưu trí.

Thế là, chưa đầy 1 năm sau khi nghỉ việc, Merz đành quay lại lĩnh vực công nghệ thông tin. Cô nhận ra mình không thể vừa tiết kiệm, vừa có 1 cuộc sống tốt.

Theo: BI, CNBC

Cùng chuyên mục

Đọc thêm