Sức khỏe

7 sai lầm khi rửa rau củ càng rửa càng bẩn, “rửa trôi” hết dinh dưỡng lúc nào không hay

Tóm tắt:
  • Ngâm rau củ quá lâu làm mất vitamin và có thể gây ô nhiễm ngược từ nước ngâm.
  • Cắt rau củ trước rồi mới rửa làm rò rỉ vitamin và vi khuẩn xâm nhập sâu hơn.
  • Dùng nước muối đặc hoặc baking soda đậm hại màng tế bào, khiến rau củ nhanh hỏng và mất vị ngon.
  • Rửa rau củ bằng nước vo gạo dễ gây ô nhiễm và làm thay đổi hương vị rau củ.
  • Rau củ hữu cơ vẫn cần rửa kỹ để loại bỏ bụi bẩn, phân bón và vi khuẩn có hại.

Rau củ là phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, sức khỏe tốt. Nhưng thực tế, nhiều người chỉ quan tâm tới việc chọn loại rau củ nào, chế biến ra sao mà quên mất rằng cách rửa rau củ cũng quyết định rất lớn tới hương vị, dinh dưỡng, tác động sức khỏe của chúng.

Trung tâm An toàn Thực phẩm Đài Loan (Trung Quốc) đã tổng hợp và đưa ra cảnh báo về 7 sai lầm khi rửa rau củ “càng rửa càng bẩn” và rửa trôi nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại rất phổ biến. Đó là:

1. Ngâm rau củ quá lâu

Thói quen này sạch chẳng thấy đâu còn thất thoát dưỡng chất nhưng rất nhiều người làm mỗi ngày. Bởi họ cho rằng ngâm rau củ trong nước sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và thuốc trừ sâu hiệu quả hơn. Trong khi thực tế, hầu hết thuốc trừ sâu đều tan trong nước. Nếu ngâm quá 10 phút, đặc biệt là với rau lá mỏng như cải, rau muống, nước ngâm sẽ thấm ngược lại vào rau và gây ô nhiễm ngược. Ngoài ra, các vitamin tan trong nước như B, C sẽ bị rò rỉ ra ngoài, làm giảm giá trị dinh dưỡng đáng kể.

7 sai lầm khi rửa rau củ càng rửa càng bẩn, “rửa trôi” hết dinh dưỡng lúc nào không hay- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Cắt rau củ rồi mới rửa

Cắt rau củ rồi mới rửa giúp nước vào sâu trong các khe, tưởng sạch hơn nhưng thực chất là sai lầm nghiêm trọng. Vết cắt khiến vitamin C, vitamin nhóm B bị rửa trôi nhanh chóng, chưa kể còn tạo điều kiện cho vi khuẩn từ nước bẩn xâm nhập vào bên trong rau củ. Hãy rửa rau củ trước khi cắt để giữ nguyên dưỡng chất và đảm bảo vệ sinh. Càng cắt nhỏ, băm nhuyễn thì khi rửa càng mất nhiều dinh dưỡng.

3. Dùng nước muối đặc hay baking soda đậm

Nhiều người thêm nhiều muối hoặc baking soda vào nước rửa với hy vọng tiêu diệt vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, nồng độ cao có thể làm hỏng màng tế bào rau củ, khiến rau củ mềm, héo nhanh hơn và tạo điều kiện cho chất độc ngấm sâu hơn. Thậm chí, rau củ có thể bị “ướp mặn” và mất hương vị tự nhiên. Ăn quá nhiều muối còn là nguyên nhân gây nhiều vấn đề sức khỏe.

7 sai lầm khi rửa rau củ càng rửa càng bẩn, “rửa trôi” hết dinh dưỡng lúc nào không hay- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4. Dùng nước vo gạo để rửa, ngâm rau củ

Nước vo gạo được mệnh danh là “chất tẩy rửa tự nhiên” vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất, tinh bột… có tác dụng loại bỏ mùi tanh, vết dầu mỡ, vết gỉ sét hiệu quả. Nhưng thực tế nó không phù hợp để rửa rau củ. Nước vo gạo cũng có thể chứa trứng côn trùng hoặc vi khuẩn gây ô nhiễm, tác dụng loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu không cao mà ngược lại còn làm tăng nguy cơ ô nhiễm thứ cấp. Chưa kể, nước vo gạo ngấm vào có thể làm biến đổi hương vị.

5. Chần rau củ thay cho việc rửa

Việc chần rau trong nước sôi thay vì rửa sạch và khử trùng ở nhiệt độ cao nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, sự thật là nếu bụi bẩn hoặc thuốc trừ sâu trên bề mặt rau có thể hòa tan trong nước thì chúng cũng sẽ làm ô nhiễm rau. Đối với các loại rau có hàm lượng axit oxalic cao như rau bina, bạn có thể rửa sạch trước rồi chần qua nước trong 1-2 phút rồi mới chế biến tiếp.

6. Các loại củ gọt vỏ thì không cần rửa

Đây cũng là một sai lầm phổ biến khi chế biến củ và cả trái cây. Ngay cả khi cần phải loại bỏ vỏ trái cây và củ trước khi ăn, chúng vẫn cần phải được rửa sạch vì vi khuẩn hoặc thuốc trừ sâu trên vỏ có thể làm nhiễm bẩn dao khi gọt vỏ và xâm nhập vào phần thịt.

 

7 sai lầm khi rửa rau củ càng rửa càng bẩn, “rửa trôi” hết dinh dưỡng lúc nào không hay- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

7. Rau củ hữu cơ thì không cần rửa

Nhiều người chủ quan với rau củ hữu cơ vì nghĩ không dùng thuốc trừ sâu. Nhưng rau củ hữu cơ vẫn có thể chứa phân bón hữu cơ, trứng côn trùng hoặc bụi bẩn từ môi trường. Nếu không rửa kỹ, bạn vẫn có nguy cơ ăn phải vi khuẩn có hại nên đừng bao giờ chủ quan nhé.

Nguồn và ảnh: HK01, ETtoday


Các tin khác

Giá vàng trong nước "bỏ xa" thế giới

Sáng nay (14/5), giá vàng trong nước tăng. Giá vàng miếng trong nước cao hơn gần 18 triệu đồng/lượng so với thế giới, mức chênh của vàng nhẫn dao động 13-16 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu.

Miền Bắc sắp đón mưa dông

Chiều tối và đêm nay (14/5), miền Bắc và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối nay. Các khu vực khác ngày nắng, ít mưa.

Giá vàng bất ngờ tăng mạnh

Cuối chiều 13/5, giá vàng trong nước quay đầu tăng 1 triệu đồng/lượng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 120,5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên 119 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới vào sáng thứ Ba duy trì gần mức thấp nhất trong hơn một tuần qua, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận tạm thời về việc dừng áp thuế qua lại, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

9h sáng nay (12/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 119 - 121 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 1 triệu đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Lý do VNX bị giảm lãi

Quý đầu năm nay, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) lãi khoảng 4,7 tỷ đồng mỗi ngày, sụt giảm đáng kể so với mức bình quân 6 tỷ đồng/ngày cùng kỳ năm trước. Nguồn thu của VNX chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư vào các sở giao dịch chứng khoán.

Sân bay Long Thành ‘đã thức giấc sau nhiều năm ngủ yên’

Đến nay, cả nước đã hoàn thành được 2.268 km cao tốc và dự kiến đến cuối năm hoàn thành thêm 800 km. Đáng chú ý, sân bay Long Thành "đã thức giấc sau nhiều năm ngủ yên", đường kết nối sân bay Long Thành được tích cực triển khai.